Cho Em Mượn Bờ Vai Anh Lần Nữa II

Chương 21: Giải quyết hậu quả




Chẳng phải Dương Bác nhỏ mọn hẹp hòi, mà kinh nghiệm làm quan nói cho ông ta, nếu không báo thù kẻ mạo phạm mình, sẽ còn có thêm nhiều kẻ nữa báo thù mình.
Song thủ đoạn phải kín đáo, không được làm mất hình tượng, cho nên lúc này ông ta đang đau đầu vì một tên ngự sử cho nhỏ dám thẳng mặt chỉ trích mình.

Hôm đó Dương Bác bị Chiêm ngự sự làm bẽ mặt thành trò cười cho người ta. Tiếp đó khi ông ta thay mặt cho Thẩm Mặc tham gia tiệc mừng công, không ít ánh mắt khác thường, lời nói bóng gió truyền vào tai, tổn hại nghiêm trọng tới uy tín và tự tin của ông ta.

Không may là ông ta chẳng làm gì nổi Chiêm Ngưỡng Tí, vì hắn là tiến sĩ năm Gia Tĩnh thứ 44, năm ngoái mới chen chân vào quan trường, thân thế thanh bạch.
Loại lấc cấc ngu xuẩn này là khó chơi nhất, vì không nắm được điểm yếu của hắn, lại không thể dùng thế áp hắn, nếu không tâm lý "bảo vệ kẻ yếu bị bức hại" của số đông sẽ ngả theo hắn.

Dương Bác như mắc xương ở cổ, khạc ra không được, thuộc hạ của ông ta tất nhiên bị tai ương, vì lỗi nho nhỏ mà bị ông ta chửi mắng té tát, tất cả trốn ra xa. May mà có một đại nhân vật tới, mọi người cùng thở phào.

- Ai chọc giận Bồ Châu công thế?

Một giọng nói vang vang đi kèm người tướng mạo đường đường xuất hiện.

Dương Bác có tức tới đâu cũng không dám trút lên Cao Củng, cười khổ:
- Làm Tân Trịnh chê cười rồi, có một số tên hề khó chịu, nhưng không đáng nói.

- Ồ chúng ta đồng bệnh tương lân rồi.
Cao Củng xưa nay luôn có sao nói thế, tuyệt đối không quanh co.

Cao Củng xích mích với ngôn quan là vì tên Hồ Ứng Gia kia, mặc dù gặp đúng lúc giao tiếp hoàng quyền, bản tấu vu không điêu độc đó không dàm gì được ông ta, nhưng có kẻ vẫn chú ý, nên ngôn quan không chịu bỏ qua, nhất quyết đào bới thêm vấn đề bôi nhọ ông ta...

Lời đồn đại càng truyền càng quái dị, cuối cùng thành " Cao Củng ngày đêm dâm dục", hoàn toàn ngược hẳn với chân tướng. Nhưng Cao Củng không giải thích được, nếu không càng bôi càng đen, chỉ tăng thêm trò cười.

Ông ta không nói cũng chẳng trở ngại cho quần chúng bịa đặt tình tiết ướt át, kết quả thành tiếng háo sắc như mạng, làm mất hết thể diện.

Cao Củng xưa nay luôn trân trọng thanh danh, kết quả bị trà đạp thành ra như thế, trong lòng phẫn hận thế nào khỏi nói cũng biết. So ra Dương Bác còn nhẹ nhàng hơn nhiều.

- Đám ngự sử ngôn quan này quá đáng quá thể lắm rồi.
Cao Củng giận dữ vỗ bàn:
- Triều đình thiết lập ngôn quan là để chúng đính chính sai phạm, rửa sạch tệ nạn, chứ không phải chỉ vì mua lấy thanh danh.

Có lẽ vì đồng cảm, Dương Bác thấy ông ta nói quá đúng:
- Phải, đúng là đám chó dại cắn càn.

- Ngay cả hoàng thượng cũng bị chúng cắn, đám này không trừng trị không được.
Cao Củng lấy một bản tấu ra:
- Ông xem đi, hoàng thượng đưa cho nội các đấy.

Dương Bác vốn không muốn nhận, nhưng vừa nhìn thấy cái tên Chiêm Ngưỡng Tí là máu nóng xộc lên đầu, cầm lấy xem, tức thì há trật quai hàm...

Thì ra Chiêm ngự sử chẳng biết nghe đâu ra gần đây hoàng hậu sinh bệnh, mà nguyên nhân tựa hồ do tình cảm phu thê bất hòa, vì hoàng hậu chuyển khỏi cung Khôn Ninh.

Đáng lý chuyện cung cấm xưa nay luôn giữ kín, chút tin tức đồn thổi ra ngoài không đang tin, ít nhất không thể lấy làm tư liệu viết tấu. Nhưng họ Chiêm kia lại tin, còn dâng tấu khuyên hoàng thượng phải phu thê hài hòa, đừng chọc giận hoàng hậu, nếu không hoàng hậu có gì không hay thì làm sao?

Đương nhiên hắn biết mình phạm kỵ húy "thăm dò chuyện trong cung", sợ hoàng thượng giận chặt đầu mình, nên thòng thêm câu "tuy tử hiền vu sinh", ý là ông giết ta thì ta càng vĩ đại, nên nghĩ cho thanh danh của mình thì đừng giết ta.

Tấu chương vô lễ này không may lời nói đều là sự thực, nên Long Khánh giận mà không phát tác, còn vì thể diện hoàng gia phê :" Hậu hầu trẫm nhiều năm, có chút bệnh, chuyển chỗ ở khác vì thế mà thôi. Khanh không hiểu chuyện trong cung, nghe đồn không truy cứu." Chẳng những không trách còn kiên nhẫn giải thích, đúng là tốt tính hiếm có.

Nhưng nếu Long Khánh không để ý thật thì bản tấu này đã chẳng tới tay Cao Củng, ý tứ hiển nhiên là ta bị bắt nạt, khanh xử hắn đi.

Chuyện sờ vảy rồng không dễ phạm vào, Dương Bác trầm ngâm:
- Ý nội các là?

- Sắp tới kinh sát rồi, ngôn quan cũng phải ở trong phạm vi thẩm tra.
Cao Củng thong thả nói:

Dương Bác đương nhiên muốn thừa cơ chỉnh đốn đám ngôn quan, nhưng theo lệ thì ngôn quan không bị kinh sát, nếu lỗ mãng đề xuất ra, sẽ bị nước bọt nhấn chìm. Ông ta không muốn chịu tội thay kẻ khác, nên hỏi lại:
- Đây là ý hoàng thượng?

- Không, đây là ý của ta.
Dù là đúng Cao Củng cũng đâu thể thừa nhận.

Dương Bác cân nhắc nói:
- Tân Trịnh nói có lý, ta rất muốn làm theo, nhưng nếu đưa chúng vào kinh sát, chúng sẽ nói " nếu chính phủ hơi chút có thể thẩm tra khoa đạo, thì khoa đạo sao có thể giám sát chính phủ?" Tới khi đó chẳng phải gây thêm rắc rối cho nội các?

- Ngôn quan không phải quan à?
Cao Củng lạnh lùng nói:
- Vì sao không thể nạp vào phạm vi kinh sát? Ngôn quan là tai mắt triều đình, để giữ công bằng, diệt bất pháp. Nhưng một số kẻ mang lòng dạ bất trắc, bịa đặt thị phi, nếu không nghiêm trừng, quốc gia còn đâu chính đạo.

- Vậy ý các lão là gì?
Dương Bác đã động lòng, nhưng còn cách hành động xa lắm.

- Ta đã đề xuất trong nội các, ông ta không ý kiến.
Từ Giai đương nhiên hi vọng Cao Củng đấu quyết liệt với ngôn quan, nhưng Cao Củng chẳng bận tâm, ông ta cần thuyết phục Dương Bác:
- Lại bộ muốn làm gì sao phải nghe nội các.

- Nói là thế, nhưng hạ quan xưa nay kính trọng thủ phụ, nên cần có thái độ chính xác mới được.

- Ông mù mắt à?
Nghe thế, Cao Củng tức giận:
- Kính trọng ai thì không kính trọng, lại kính trọng ông ta, đúng là bị người ta hại còn cảm tạ ơn đức.

- Tân Trịnh cẩn thận.
Dương Bác sầm mặt xuống:
- Từ các lão đối với ta chí thánh chí ái, các lão nói nhiều vô ích.

- Thật đúng là.
Cao Củng nhìn ông ta với vẻ thương hại:
- Nếu đúng thế thì ta đã chẳng được làm thứ phụ rồi.

- Các lão có ý gì, nói rõ ra xem.
Vẻ mặt Dương Bác rất bất thiện, dù sao ông ta là đại soái, trừng mắt lên có thể làm người ta vỡ mật.

- Quát tháo cái gì?
Có điều sao dọa nổi Cao Củng:
- Không tự nghĩ xem vì sao không được nhập các?

Đến giờ đây vẫn là câu đố mà Dương Bác nghĩ mãi không ra.

Đương nhiên ông ta đoán được Từ Giai giở trò, nhưng hai bên vốn là đồng minh, Từ Giai lại thề thốt giúp ông ta nhập các, sau đó còn hết sức áy náy xin lỗi, nói hoàng đế vì uống đan dược, tính cách thất thường, muốn thay ông bằng Lý Xuân Phương, khuyên thế nào cũng vô ích.

Vì khi Gia Tĩnh bệnh nặng, ngoài Từ Giai không tiếp ngoại thần, nên Dương Bác tuy không tin, nhưng không có chứng cứ. Về sau Từ Gai gả nữ nhi duy nhất cho Trương Tứ Duy thật nên không nghi ngờ nữa, thêm vào sau đại tiệp còn nói đỡ mình, Dương Bác càng thêm an tâm.

Nhưng hiện giờ Cao Củng nhắc lại chuyện cũ, vết thương lòng tái phát, đau tới thắt tim:
- Ông có chứng cứ không?

- Khi đó không có ngoại thần ở đó, không có nghĩa là không ai biết.
Cao Củng cười nhạt.

- Ý ông là, Hoàng Cẩm?

Cao Củng không đáp:
- Dù sao ta không tin do hoàng đế lú lẫn gây ra.



Nội các là chính phủ TW của cả đế quốc khổng lồ, tất cả đại sự quốc gia đều tập trung ở đây, toàn bộ cơ mật quốc gia sinh ra ở đây, cho nên nội các đề nghị tăng thêm các thần không phải là vì đấu tranh quyền lực, còn vì họ thực sự là quá bận bịu.

Đem từng bản tấu chương được phê duyệt xong xếp chỉnh tề, Từ Giai thở phào, muốn duỗi mình ra cho thoải mái thì nghe đồng hồ Tây đánh sáu tiếng, ông ta lắc đầu ... Lại một đêm mất ngủ nữa.

Từ Phúc mang khăn ướt tới, hỏi:
- Lão gia, hay là ngủ một chút.

Từ Giai lấy khăn đắp lên mặt, đầu ngả ra sau, ngoài cái lạnh buốt giá còn có mùi thơm hoa cục, cảm giác mỏi mệt tan đi, đầu óc tỉnh táo hơn nhiều.

Từ Giai tham lam hưởng thụ sự nhẹ nhõm hiếm có này, tới khi khăn ấm lên mới bỏ ra.

Từ Phúc nhận lấy khăn, nói:
- Lão gia, bữa sáng đã chuẩn bị xong rồi.

Từ Giai vịn tay ghế chậm rãi đi ra bên ngoài, đó là phòng tiếp khách nho nhỏ kiêm phòng cơm, bên trên bày sẵn đồ điểm tâm, còn có báo cáo mới nhất.

Từ Giai ngồi xuống uống nửa bát cháo, định gắp chút thức ăn thì ánh mắt vô tình liếc qua báo cáo bên cạnh, liền cau mày, đặt bát xuống, cầm lấy báo cáo của thông chính ti.

Xem kỹ đến hàng thứ ba thì ông ta tìm ra được nguyên nhân khiến mình bất an, giám sát ngự sử Dương Tùng đàn hặc Thẩm Mặc trong thời gian bị vây khốn tại Vạn Toàn, đã lén tiếp xúc với người Mông Cổ, nói chuyện thông thương, tội không nhỏ. Nhất là một thượng thư lễ bộ càng tội thêm một tầng, xin tra cho ràng v..v..v..

Có quan lớn nào chưa bị đàn hặc, huống chi là tố cáo dựa vào lời đồn thổi, chỉ cần Thẩm Mặc dâng tấu giải thích là xong. Nhưng một chuyện tưởng chừng như rất bình thường đó làm Từ Giai ăn không trôi, nhíu mày đừng dậy đi ra ngoài.

Cầm báo cáo đó tới chính sảnh, lúc này chưa tới giờ làm việc, chỉ có hai ti trị lang đang chuẩn bị để các vị các lão làm việc.

Thấy Từ Giai, cả hai vội hành lễ, Từ Giai giơ báo cáo lên hỏi:
- Tấu sớ này đâu? Vì sao lão phu chưa thấy qua?

Hai ti trị lang vội bỏ việc đó, chia nhau tìm kiếm trong đám văn kiện, cuối cùng thấy nguyên văn của tấu sớ đó.

Từ Giai nhận lấy không xem nội dung, nhìn tới hàng cuối luôn, thấy dòng chữ quen thuộc phê :" Mời quan viên tự biện" đằng sau không có chữ "mật", tác là công văn có thể công khai.

"Quách Phác" suốt ngày gặp nhau, Từ Giai đương nhiên nhận ra chữ của ai.

Lúc này Quách Phác và Cao Củng đi vào, hai người người thi lễ với Từ Giai xong định ai về chỗ nấy thì Từ Giai gọi:
- Đông Dã, qua đây một chút.

Quách Phác tới trước bàn Từ Giai, hỏi:
- Thủ phụ tìm hạ quan có việc gì?

- Tấu chương này tựa hồ không nên vội vã công khai chứ?
Từ Giai liếc thấy Cao Củng mặt thản nhiên trong lòng cười lạnh.

Quách Phác ung dung nói:
- Thủ phụ chia tấu chương ra, hạ quan liền phê duyệt theo ý ngài, tấu sớ này chẳng phải là chuyện quốc gia đại sự, nên hạ quan không giao ngài thẩm duyệt.

Mỗi này tấu chương có tới cả nghìn, Từ Giai căn bản không thể xem hết, cho nên ủy quyền người dưới phê duyệt, chuyện trọng yếu giao cho ông ta thẩm định, còn chuyện lặt vặt thì phía dưới cân nhắc tự xử lý.

Hiện giờ xem ra Từ Giai vác đá đập chân mình rồi, nhưng ông ta chẳng phải dễ đối phó như thế, cau mày nói:
- Rõ ràng là tên Dương Tùng kia mua danh chuốc tiếng, đàn hặc một cửu khanh vừa lập công lớn, nội dung này mà cũng cho phép công khai à? Nó sẽ gây tổn hại lớn thế nào cho Thẩm đại nhân? Cho danh dự triều đình.
Bất tri bất giác giọng ông ta cao lên, hiển nhiên là hơi mất kiểm soát rồi.

Lúc này Lý Xuân Phương đi vào, không biết vì sao thủ phụ nổi giận như thế, rón rén vào chỗ ngồi, lấy bừa thứ gì đó vờ xem, nhưng tai giương lên...

Quách Phác trầm giọng đáp:
- Ngài thường dậy chúng tôi cây ngay không sợ chết đứng, Thẩm đại nhân nếu không có tì vết gì thì chẳng sợ tấu sớ này công khai, chỉ khiến Dương Tùng bị người đời phỉ nhổ, để đám đầu cơ mở mắt ra.

- Ông nói không sai.
Nhìn khuôn mặt Quách Phác nhưu đang cười trộm, Từ Giai tức giận:
- Nhưng giờ là thời kỳ phi thường, chẳng lẽ ông không biết điều này có nghĩa là gì?

- Là gì?
Quách Phác bĩu môi:
- Chẳng qua tạm thời không thể tham gia đình thôi, chỉ cần chuyện rõ ràng lại đình thôi, có gì không hay? Thủ phụ, thứ cho hạ quan lắm mồm, chúng tôi biết ngài tiếc tài, nhưng người ngoài đâu biết, họ chỉ biết ngài là sư phụ của Thẩm đại nhân, ảnh hưởng không hay đâu...
Giọng dần chuyển sang tha thiết.

Từ Giai bị người ta giáo huấn ngược trở lại, tức tới mặt trắng bệnh, nhưng chớp mắt bình thường ngay:
- Ông nói có lý, lão phu quá quan tâm đâm loạn rồi.
Giờ nói nhiều chỉ thành trò cười cho Cao Củng.

Quách Phác còn an ủi:
- Thủ phụ yên tâm, hạ quan sẽ đặc biệt gửi công văn cho đô sát viện, cấp bọn họ mười ngày kết án, xong là đình thôi ngay.

Từ Giai mặt tím tái ừm một tiếng bỏ về.

Bên kia Cao Củng nhịn cười tới đau cả bụng, thấy Quách Phác nghiêm trang giáo huấn lão Từ, lão Từ còn phải kiêm tốn tiếp nhận, trong lòng hả lắm, sướng hơn cả uống nước đá giữa trời hè.

Cao Củng nhìn mặt Từ Giai cười lạnh :" Từ Giai đúng là rất lo cho vận mệnh của học sinh, nhưng không phải lo cho Thẩm Giang Nam, mà là lo cho Trương Thái Nhạc."

Phải biết rằng Thẩm Mặc giờ đã là tòng nhất phẩm, thái tử thái bảo, còn là các tướng dự bị, dù năm sau các lão thần quay về cũng chẳng cạnh tranh nổi với y.

Nhưng Trương Cư Chính lại khác, hắn chỉ là quan viên tam phẩm, lại chẳng có công lao gì, chỗ dựa chỉ có quan hệ sư đồ, và công khởi xướng lập thái tử, dựa vào chứng đó nhập các đúng là nằm mơ nói mộng.

Một khi các vị lão thần kia về triều, Trương Cư Chính ít nhất trong vòng mười năm đừng mơ vươn lên được.

Thẩm Mặc lại còn trẻ hơn Trương Cư Chính 12 tuổi, nếu y nhập các trước, Trương Cư Chính vĩnh viễn không có ngày thành "chính".

Chính vì hai điều này Cao Củng là người khởi xướng Thẩm Mặc nhập các, ông ta không thể ngồi yên.

Mà Thẩm Mặc lại gặp rắc rối, Cao Củng cầu mà chẳng được, vì đây là cơ hội kéo y về phía bên mình.

Cao Củng nghĩ thế, tất nhiên không tiếc sức lực giúp Thẩm Mặc, nhưng phải kín đáo mới được. May là Thẩm Mặc đề xuất hai yêu cầu, một là công khai tấu sớ của Dương Tùng, hai là đi gặp Dương Bác.

Hai chuyện này đều không khó làm.

Nhưng Cao Củng nghĩ không thông Thẩm Mặc có toan tính gì, vì lần này chỉ hoãn được mười ngày, lão Từ thì đã cảnh giác, không thể chơi lại trò cũ được nữa, đình thôi vẫn diễn ra.

Nghĩ vỡ đầu không biết Thẩm Mặc dùng cách gì phá vỡ thế cục bế tắc này, có điều ông ta chẳng bi quan, vì Thẩm Mặc không phải hạng tùy ý người ta muốn làm gì thì làm, dù có là Từ Giai chăng nữa.


Không có gì bất ngờ, Thẩm Mặc ở nhà dưỡng bệnh đọc được báo cáo công khai kia, lập tức dâng sớ biện hộ, đồng thời theo thông lệ, liệt mình vào hàng ngũ quan viên có vấn đề ở nhà đợi xử lý.

Đây chẳng qua chỉ là thông lệ quan trường mà thôi, chẳng có ảnh hưởng gì, nhưng nếu có người nghiêm túc truy cứu thì tính chất khác hẳn, vì theo Đại Minh luật, quan viên đợi tội chưa tra rõ vấn đề không thể chuyển nhiệm, không thể thăng thưởng, đương nhiên không thể đình thôi.

Nếu trí nhớ không quá tệ, trước kia Trương Cư Chính cũng dùng loại tội danh kiểu này lui khỏi đình thôi, còn kéo Dương Bác xuống bùn.

Chỉ là đúng như Cao Củng lo ngại, lần trước Trương Cư Chính ra đòn bất thình lình, ván đã đóng thuyền, Dương Bác không vãn hồi được. Nhưng lần này đối phương có đủ thời gian ứng phó, ví như mau chóng minh oan cho Thẩm Mặc sau đó cử hành đình thôi.

Hơn nữa nội các thiếu người là sự thực, nếu Thẩm Mặc trì hoãn quá lâu, Từ Giai sẽ đưa thẳng Trương Cư Chính nhập các trước, khi ấy đã mất phu nhân lại thiệt quân, Thẩm Mặc chẳng có chỗ mà khóc.

Khi Thẩm Minh Thần đề xuất nghi vấn Thẩm Mặc trợn mắt nói:
- Ngươi cho rằng ta là ngươi à? Ta đâu ngốc tới mức đó?
Hai người là họ hàng, tuổi tác không chênh nhau nhiều, nên đôi khi nói chuyện có thể tùy tiện một chút.

Vương Dần nghe thế hỏi:
- Chẳng lẽ đại nhân sớm đã gài bẫy Trương Thái Nhạc?
Thầm nghĩ :" Nếu thế đúng là khẩu phật tâm xà."

- Không nên có lòng hại người, nhưng không thể không phòng người.
Thẩm Mặc thản nhiên nói:
- Khi đó ta dám đưa chủ ý cho hắn thì phải có cách giải quyết, nhưng nếu ta không muốn giải quyết thì cả Bắc Kinh này không ai giải quyết được.

- Tốt nhất là đừng để xảy ra nhiễu loạn gì.
Dư Dần lo lắng nói.

- Yên tâm, ta có chừng mực.
Tâm tình Thẩm Mặc đột nhiên sa sút:
- Ta không phải loại người bỏ công vì tư.

Thẩm Mặc vừa dâng sớ biện hộ, lập tức được đưa tới đô sát viện, vào giai đoạn thẩm tra. Ngay chiều hôm đó, nội các thông báo trì hoãn đình thôi, thời gian thông báo sau, Trương Cư Chính không kịp nghĩ vấn đề trong đó, vì hắn đang lo cuống lên ..

Từ khi xảy ra vụ án quân nhu, Cao Diệu ở nhà đợi tội, hắn tạm quyền, đáng lẽ vào thời khắc này hắn phải một lòng nghe ngóng chiều gió. Nhưng đây là lần đầu tiên trong 20 năm sĩ đồ hắn có thể lấy thân phận đường quan thi triển tài hoa, hắn đợi quá lâu rồi, không muốn bỏ lỡ.

Cho nên hắn bắt đầu chỉnh đốn trong bộ, thi thành "khảo thành pháp", các ban phía dưới làm gì phải đăng ký hồ sơ, kiểm tra định kỳ, các quan viên làm việc gì phải đăng ký đúng sự thực, nếu không sẽ bị xử phạt.

Mọi người sợ hắn sắp nhập các nên nhịn cho qua, khiến hộ bộ công văn ra vào, bận hơn trước kia chục lần, nhưng không suy sụp mà còn bừng bừng sức sống, làm người ta phải nhìn bằng con mắt khác.
Song không thể thay đổi một sự thực, kho bạc trống rỗng, khoản nợ tới hạng, chi tiêu không được duyệt.

Nếu không hộ bộ hữu thị lang Từ Dưỡng Chính đã chẳng càu nhàu trong phòng trước mặt hắn:
- Tất cả sổ sách đã được kiểm chứng xác minh, khoản tiền cuối cùng đã bị binh bộ mang đi, hiện giờ vừa rỗng túi còn nợ ngập đầu, tiền công trình, tiền bổng lộc tháng sau đều là chuyện lửa cháy ngang mày, Thái Nhạc mau nghĩ cách đi.

- Không phải đã bảo hoãn tiền của binh bộ lại sao?
Trương Cư Chính cau mày.

- Ta hoãn nổi sao?
Từ Dưỡng Chính tức tối:
- Ai biết lão Dương Bác đó lên cơn gì, đã bảo chỉ chi trước một nửa, một nửa trả sau, nhưng ông ta dẫn binh sĩ tới kho cướp tiền, ta đi chất vấn thì ông ta trở mặt chối phắt.
Rồi oán tránh:
- Trước kia huynh phải lập văn tự mới đúng, lời nói gió bay tin sao được?

Trương Cư Chính chỉ còn biết cười khổ, Dương Bác thân phận địa vị ra sao, hắn là ai bắt người ta viết giấy làm chứng? Từ Dưỡng Chính không phải là không hiểu, hắn chỉ nói cho hả giận mà thôi.

- Người ta thủ tục đầy đủ, yêu cầu chi trả ngay. Ta nói đợi huynh về rồi tính, ông ta uy hiếp nếu không trả tiền sẽ đi đánh trống Đằng Văn, cho hộ bộ nếm đủ. Ta đành đem số tiền cuối cùng cho ông ta, vậy mà ông ta còn chưa hài lòng nói phải trả 50 vạn tiền nợ năm ngoái nữa mới hết.
Từ Dướng Chính thở dài:
- Tuy hộ bộ vẫn luôn vay mượn, nhưng trong quốc khố không có một đồng là chuyện chưa từng có trong hai trăm năm qua.

Trương Cư Chính chỉ còn biết khuyên:
- Cố qua mùa đông này mọi chuyện sẽ tốt lên.

- Chỉ sợ mùa đông quá dài ...
Từ Dưỡng Chính lắc đầu:
- Thôi không nói chuyện mất hứng nữa, lần tuần thị này huynh có thu hoạch gì không?
Trương Cư Chính vừa mới đi tuần thị khu quan thương trong ngoài kinh về, chưa kịp về nhà đã tới thẳng nha môn. Có điều y phục phẳng phiu, áo sạch bong, còn thoảng mùi thơm, chẳng hề giống vừa mới chạy hơn trăm dặm.

Mỗi lần nhìn thấy thế, Từ Dưỡng Chính thầm cảm khái, tên họ Trương này sống thật quá cầu kỳ, thì ra Trương Cư Chính đi ra ngoài, sau kiệu luôn có một rương y phục, tới chỗ nào cũng phải thay y phục rồi mới gặp người khắc, bắt tay xong là phải rửa tay ...

Trương Cư Chính nghe hỏi, vô thức vuốt thẳng ống tay áo, chậm rãi đáp:
- Có đi một chút, hai mấy chỗ quốc khố trong ngoài kinh đều trống không, còn sót lại thì toàn là thứ vật phẩm như vải vóc, gỗ trúc, tính toán toàn bộ chừng hơn 500 loại, số lượng kinh người, chỉ là không có bạc.

Từ Dưỡng Chính gật đầu, chế độ phú thuế của Đại Minh đã tới nước không sửa không được rồi, hai người than thả một hồi, Trương Cư Chính lại nói:
- Ta phát hiện ra rất nhiều vấn đề, quản lý hỗn loạn, vật tư thất thoát nghiêm trọng, tuy nhìn qua con số không đáng kể, nhưng cộng lại thì thành chuyện chết người. Trên đường về ta luôn nghĩ cách xoay chuyển cục diện, nhưng vì chưa nghĩ kín kẽ, nên sợ nói ra chỉ thêm loạn...

- Đây là chuyện lớn mà.
Từ Dưỡng Chính tỏ ra chẳng mấy hào hứng:
- Nhưng đợi sau đã ... Vài ngày nữa thôi là phát bổng lộc kinh quan, lộc mễ vương công ... Tiền dự trữ bị Dương Bác lấy sạch rồi, chúng ta lấy gì mà phát đây?

- Tổng cộng tốn bao tiền.

- Cộng chung là 100 vạn lượng...
Nhắc tới con số này Từ Dưỡng Chính miệng đắng nghét:
- Bán cả nhà đi cũng chẳng đủ.

- Không còn cách nào khác sao?
Trương Cư Chính không cam tâm.

Từ Dưỡng Chính giang tay ra mặt mày đau khổ.

Trương Cư Chính thực ra cũng nghĩ nát óc vì số tiền này rồi, hắn đi tuần thị cũng là vì thế. Nhưng vất vả một chuyến cuối cùng trở về trong thất vọng...

Thở hắt ra một hơi, hắn hỏi:
- Có thể điều khoản cấp cứu từ châu phủ lân cận không?

- Đừng mơ.
Từ Dưỡng Chính kinh nghiệm địa phương phong phú, nghe thế phủ quyết luôn:
- Phương bắc đại hạn liên miên, binh họa khắp nơi, bọn họ còn suốt ngày tới chỗ chúng ta khóc lóc than thở, còn hi vọng gì được.

- Không phải nơi nào cũng thế.
Trương Cư Chính cau mày :
- Thiên hạ nơi giàu nơi nghèo, thế nào chẳng có chỗ dư dả một chút.

- Ài, Thái Nhạc, huynh luôn sống thanh quý ở kinh, không hiểu tình hình địa phương.
Từ Dưỡng Chính lắc đầu quầy quậy:
- Cái tổ chế của chúng ta cực kỳ tệ hại, bổng lộc địa phương đều lấy từ kho của bọn họ ra. Huynh muốn điều bạc của họ, bằng với cướp bổng lộc của họ, dù quan trên có đồng ý, quan dưới cũng không chịu. Họ chẳng cần chống đối, cứ dây dưa nhì nhằng, tới khi huynh phát nản thì thôi.

- Sớm muộn gì cũng phải thay đổi cái quy củ này.
Trương Cư Chính hậm hực nói.

Từ Dưỡng Chính mò mẫm một hồi, lấy từ túi bên lưng ra hộp thuốc lá, nói:
- Hút vài hơi lấy tinh thần chứ?

Trương Cư Chính ghét mùi hôi của thuốc lá, nhưng đối phương là tiền bối, không tiện nói gì, chỉ cười bảo:
- Ta không hút, huynh cứ tự nhiên.

Từ Dưỡng Chính thành thạo châm lửa hút thuốc, nhả khói phun mây. Thuốc lá mới truyền vào kinh thành không lâu, chỉ có quan lớn như hắn mới kiếm được chút thuốc lá giá đắt như vàng... Nếu chẳng phải trước mặt người khác, tuyệt đối không lấy ra hút.

Ngửi mùi khói thuốc, Trương Cư Chính hơi cau mày, nhưng hắn tu dưỡng cực tốt, vẻ mặt như bình thường tiếp tục suy nghĩ vấn đề.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.