Chờ Đấy, Tôi Sẽ Trả Thù!

Chương 23: Dưỡng thành kế hoạch




“Đông Nam hình thế, Giang Ngô đô hội, Tiền Đường cổ tự phồn hoa, yêu liễu họa kiều, phong lam thúy mạc, tham sai thập hộ nhân gia, vân thụ nhiễu đề sa, nộ đào quyện sương tuyết”...

Thưa vị quý độc giả, trên đây là một đoạn thơ của Liễu Vinh - Một thi sĩ của thời Tống khi vịnh thán đến phong mạo cảnh sắc của xứ Hàng Châu... và cũng chính tại nơi nên thơ tuyệt cảnh này đã thai nghén phát khởi truyện: “HẬU ANH HÙNG XẠ ĐIÊU”!

Ngoài Dũng Kim môn của phủ thành Lâm An, có một thôn trang nho nhỏ gọi là Thất Tinh ô, thôn trang hướng về phía Tiền Đường giang, toàn thôn lối trên trăm nhà cư ngụ, phía tận cùng Thất Tinh ô có một nhà chỉ vỏn vẹn hai mẹ con. Vậy hai mẹ con nhà nầy là ai? Chính là Nam Cầm và Dương Quá!

Xưa kia trên Thiết Chưởng sơn, Tần Nam Cầm bị Dương Khang hãm hiếp thành thai, sinh hạ được một trai về ẩn náo cố hương. Thời sau Quách Tỉnh và Hoàng Dung thuận đường tạt ngang huyện Võ Ninh phủ Long Hung tỉnh Giang Tây, tái gặp Nam Cầm trong cảnh tượng: Bành trưởng lão của Cái bang vì thấy sắc khơi long dục, đòi ép giam Nam Cầm, Tỉnh, Dung hai người bất bình đánh đuổi luôn Bành trưởng lão, và đã không quên đặt cho đứa nhỏ con của Nam Cầm tên: Dương Quá rồi mới ra đi.

Sau khi Hoàng Dung Quách Tỉnh ra đi không được mấy tháng, Nam Cầm buồn lòng cùng với con rời khỏi cố hương di cư về Thất Tinh ô ở Lâm An phủ Triết Giang, nơi đây lại gần gũi với Ngưu gia thôn làng của Quách Tỉnh. Nam Cầm tại sao lại dọn đến một nơi gần làng của Quách Tỉnh như vậy, nổi long này chỉ có thể hiểu ngầm mà không thể nào nói trắng trợn ra! Và quí độc giả càng thông cảm nhiều trong cái tế nhị này!

Thấm thoắt con của Nam Cầm nay đã bảy tuổi, nàng từ một thiếu phụ phong hoa bắt mắt nay đã điểm tóc hoa râm. Riêng đứa trẻ Dương Quá từ khi lên năm đã vượt hẳn chúng bạn quanh xóm, thân thể chắc nịt như con trâu con hể mỗi lần đánh nhau với các trẻ lối xóm bao giờ cũng bách chiến bách thắng, dù cho những đứa trẻ lớn tuổi hơn nó, cũng không khỏi sưng mặt u trán với nắm tay của Dương Quá.

Nhưng Dương Quá có một tánh rất thuần hiếu, dù chú bé có nghịch ngợm phá phách đến hễ nghe Nam Cầm khẽ quát, Dương Quá ngoan ngoãn cúi đầu theo mẹ về nhà ngay. Nam Cầm biết cách dạy con, thường nghiêm cấm chàng không được đi ra ngoài gây họa, nên suốt bảy năm trôi qua, hai mẹ con tạm sống yên ổn nơi Thất Tinh ô.

Một hôm trời nắng ráo gió hây hây, Dương Quá rủ ba bốn đứa trẻ lối xóm ra khỏi thôn đi vào rừng cây chơi đùa, đang lúc đám trẻ lo chơi chất đá đắp tượng La Hán nhộn nhịp vui vẻ ấy, bỗng phía ngoài rừng táo có tiếng chân trầm lặng nổi lên phản phất như có tiếng người từ xa chạy lại, tiếp theo một giọng khan như phèn la bể lên tiếng.

- Chớ đuổi tôi nữa! tôi ngán lắm rồi! võ công của ông quả là đệ nhất trong thiên hạ, tôi không phải là địch thủ... trời ơi... giết người... bớ người ta... mau cứu mạng... bớ người ta...

Dương Quá và đám trẻ nghe tiếng kêu cứu vậy, đứa nào cũng xanh tái mặt hoảng hồn, lập tức ngừng ngay trò chơi đắp La Hán, chạy hết ra ngoài rừng táo rừng táo xem ngóng chỉ thấy phía xa, một cái thân mình mẩy máu me, quần áo rách tươm, chạy tất tả qua cánh rừng, dưới chân chỉ còn mỗi chiếc giày tòn teng, vừa chạy vừa ngoảnh cổ nhìn, cùng cố hơi gào cứu inh ỏi.

Dương Quá lấy làm lạ: “Có lẽ người này điên chăng, nào có ai đuổi theo đâu, vậy ai đòi lấy mạng của y”? Đang lúc cậu bé nghĩ vậy thì quái nhân đã chạy như ngựa lồng đến cánh rừng táo, chợt y ngẩng đầu lên thấy Dương Quá và đám trẻ, bất giác giật mình nảy người lên kinh hãi, vội ngừng ngay chân lại, liếc mắt nhìn đám trẻ đột nhiên quay thân ôm đầu gào tướng lên :

- Ối trời ơi! Chết tôi rồi, tôi chạy đến Nam Thiên môn ba mươi sáu viên thiên lôi tướng đã chận ngay lối tôi như vầy đúng là cảnh tuyệt lộ: “Tiền vô khứ lộ, hậu hữu trùng binh” (trước không lối thoát, sau có quân đuổi) chắc ta mạng quy chung tại đây rồi!

Nói xong quái nhân như nổi cơn điên, nhắm ngay thân cây lớn bên cạnh bung tới, dùng trán va cực mạnh vào ngay thân cây, hai tay ôm thân cây lay mạnh, “rắc” một tiếng lớn vang lên, một thân cây nữa người ôm ấy đã bị quái nhân va trán và lắc mạnh, thình lình gãy thành hai. Khúc cây và tàn xum xuê bên trên đổ ầm ngay xuống, cát bay mịt mù, lá nhánh văng tứ tán, cảnh kinh người ấy đã khiến cho đám trẻ sợ xanh mặt bỏ chạy tán loạn như ong vỡ tổ, chỉ riêng có mỗi Dương Quá là dám to gan đứng lại xem Quái nhân này chính là Tây Độc Âu Dương Phong. Bảy năm trước trong lúc lão luận kiếm lần thứ hai tại Hoa Sơn, bị “Kinh văn giả” của Hoàng Dung lừa bịp, nên bị đảo hành kinh mạch, cứ khổ luyện “Cửu Âm kỳ kinh”, khiến nỗi thần trí bị hôn mê, điên đảo thần sắc, phần thì trúng “Nhiếp Tâm Pháp” của Hoàng Dung, cứ thấy bong hình của mình xuất hiện là ngỡ ngay kẻ đại kình địch, cứ thế đào tẩu ra khỏi Hoa Sơn, từ đó phiêu bạt giang hồ nay đây mai đó, cười khóc vô thường, điên điên tỉnh tỉnh, cứ về đêm hay những ngày trời u ám, Âu Dương Phong cũng ít khi bị nổi chứng điên loạn, nhưng hễ gặp ngày trời nắng ráo tươi cảnh, khi gã thấy bóng mình xuất hiện dưới mặt đất, cơn điên thể nào cũng nổi bùn ngay lên, la chạy như ngựa điên, có khi chạy suốt ngày đến ba bốn trăm dặm đường, không được một năm, trên giang hồ ai cũng biết Tây Độc Âu Dương Phong từ ngày luận kiếm Hoa Sơn đã phát điên. Đời Tây Độc cũng đã gây nhiều chuyện ác, thoạt tiên cũng có những kẻ tử thù với gã, tưởng đâu có thể nhân cơ hội liên kết với nhau tìm cách thanh toán Tây Độc, nào hay Tây Độc tuy điên điên khùng khùng nhưng võ công không hề bị mất, mỗi lần gặp địch thủ ra tay, thần trí của gã bình phục ngay trong lúc đó, phần đông các đối thủ ấy đều mất mạng luôn về tay gã. Trải qua mấy lần liên tiếp như vậy, chẳng còn kẻ tử thù nào dám bén mảng đến tìm gã để thanh toán nợ thù nữa, Âu Dương Phong cũng chẳng buồn về Bạch Đà sơn, cứ lang thang khắp vùng Trung Nguyên, nay đây mai đó suốt bảy năm qua và vừa mới tạt đến vùng Giang Nam, và đi ngang qua Thất Tinh ô gặp lũ trẻ đang chơi trò đắp La Hán nơi cánh rừng táo.

Tây Độc khi dùng trán mình đụng gãy cây táo lớn nữa vòng ôm ấy, thần trí trở nên hồ đồ ngẩn ngơ, gã thấy lũ trẻ chạy loạn như ong vỡ tổ, bất giác lại cười lớn tiếng rằng :

- Ha! Ha! Ha!... Chuyến này ta đụng sập Thiên Nam môn, ba mươi sáu Thiên Lôi tướng cũng bị ta dọa chạy thác mạng như vậy. Ha! Ha! Ha!...

Tiếng cười như nắc nẻ, chân khua tay múa, chợt thình lình Tây Độc giở ngay “Cáp Ma công” (võ con cóc) giơ cánh tay dẩy mạnh một đường “Ào” một tiếng dữ dội, một cây táo khác lại gẫy đôi gục xuống!

Chỉ trong chớp nhoáng, hai cây táo bị đẩy gẫy, thần lực quả kinh người, đám trẻ đã chạy biệt dạng. Dương Quá vẫn nghiễm nhiên đứng y nguyên tại chỗ. Âu Dương Phong sau khi đẫy gẫy cây táo thứ hai, thấy đám trẻ chạy ráo hết, bất giác ngửng đầu lên trời cười ngất, chợt gã thấy Dương Quá đứng yên bất động, cảm thấy quái lạ, quát luôn :

- Ha!... không thấy ta vừa xô sập Thiên Nam môn đó hả, sao nhà ngươi không bỏ chạy như lũ tướng vô dụng nhà trời kia!... Ái chà... Hóa ra ngươi đây là Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh đấy hả, nào nào nào! xem coi ai hơn ai cho biết?

Chưa dứt tiếng, Tây Độc cúi ngay đầu xuống húc bừa phía sau Dương Quá Dương Quá quả đứa trẻ bạo gan to phổi, được mẹ Nam Cầm truyền dạy cho mấy năm võ công, tính thông minh, người nhanh nhẹn, khi Âu Dương Phong cúi đầu húc tới, Dương Quá biết ngay kình lực trên đầu đối phương mãnh liệt vô cùng, cậu bé không dám dùng thân hứng chịu cái húc kinh người đó, hai chân nhỏ bé tung nhoáng nhanh sang một bên, “Bùng” một tiếng, cái húc của Âu Dương Phong đã đụng ngay vào thân cây táo già ước hai người ôm mới hết, cây rung rinh, gốc bị bật giơ các nhánh rễ bám trên mặt đất, cái húc ấy thân cây không gẫy, trái lại Âu Dương Phong chỉ thấy tóe ngôi sao lửa trước mắt! Tây Độc vẫn không hề hấn gì, nhung tất cả những tư tưởng thất thường điên khùng trong suốt bảy năm trời ấy, nay nhờ cái húc vô tình này, tự nhiên đầu óc thần trí tỉnh táo lại một phần, gã đưa tay vỗ vào não môn của mình rồi tự lẩm bẩm :

- Ta... ta... ta... ta là ai kia?

Dương Quá thấy bộ tịch quá ngớ ngẩn của khách lạ như vậy, cậu bé cười ngất ròn tan, ngay lúc ấy ngoài cánh rừng nhoáng vào một bóng thiếu phụ cất tiếng gọi :

- Dương Quá con ở đâu?

Thiếu phụ ấy chính là Tần Nam Cầm, nàng đang khâu vá ở nhà, bỗng thấy mấy đứa lối xóm về hớt hãi mách :

- Tần cô ơi! Nguy to rồi! trong cánh rừng táo vừa có một lão điên ở đâu tới không biết, húc một lúc gãy tiếp hai cây táo lớn, bọn con hoảng hồn chạy hết, chỉ còn Dương Quá to gan ở lại trong rừng đứng xem lão điên, cô mau đi cứu Dương Quá, không thì nguy to với lão điên mất.

Nam Cầm thất kinh, vội quăng ngay kim chỉ xuống chạy thẳng ra cánh rừng táo, quả nhiên thấy con mình đứng đó, và Âu Dương Phong đang lảm nhảm tự hỏi, mẫu tử tình thâm, Nam Cầm sợ con mình bị nạn, hấp tấp chạy vào, nhưng khi nàng thấy rõ bộ mặt hung tợn dữ dằn của Âu Dương Phong, bất giác “ối ơi” một tiếng lùi nhanh vài bước quát hỏi :

- Ngươi là ai vậy? Ngươi là ai vậy?...

Bốn tiếng “Ngươi là ai vậy”? lọt vào màng tay Âu Dương Phong, gã cảm thấy như sét đánh ngang đầu, ngẩn người đứng trơ như tượng gỗ lẩm bẩm :

- Ta là ai kìa?... Ta... ta... ta..., không biết chính ta là ai nữa!

Nam Cầm nhìn kỹ Âu Dương Phong suốt từ đầu đến chân, bỗng nhĩ đến một người, nàng thất thanh kêu lên :

- Chao ơi! Ngươi là Tây Độc Âu Dương Phong.

Thật ra Nam Cầm xưa kia đâu hề thấy Âu Dương Phong lần nào đâu, chẳng qua nàng chỉ nghe Quách Tỉnh và Hoàng Dung hai người kể đến tướng mạo mà thôi, cách đây gần một năm, nghe tin trên giang hồ đồn rằng Tây Độc vì luận kiếm tại Hoa Sơn, rồi từ đó phát điên luôn. Nên Nam Cầm mới buộc miệng nói tên ra, nào hay vì câu nói này mà nàng suýt rước họa vào mình.

Âu Dương Phong sau khi đụng đầu vào cây táo thứ ba, đầu óc đã hơi tỉnh táo một phần nào, gã chợt hồi tưởng lại cách bảy năm trước khi đến luận kiếm tại Hoa Sơn, lúc đó rõ ràng mình đã đánh thắng Hồng Thất Công và Hoàng Dược Sư sau không biết vì sao chỉ nói với Hoàng Dung có vài câu chuyện thần trí bỗng trở nên mê mẩn. Cứ thế u mê hồ đồ tới nay, sau khi nghe Nam Cầm nhắc tên mình như vậy, đầu óc Âu Dương Phong lại tỉnh hẳn lên, gã trợn ngay mắt, quát lớn một tiếng, hai cánh tay xòe ngay ra chụp sang phía Nam Cầm.

Nam Cầm thấy thất kinh, nàng vội nhoáng sang bên trái né tránh rồi quay thân vung quyền đánh thẳng bên hông Âu Dương Phong với thế “Phá Giáp Chùy” nhưng bản lãnh của Nam Cầm làm sao đem so sánh được với Tây Độc Âu Dương Phong. Quyền của nàng chưa kịp đánh ra, đã bị Âu Dương Phong bấm ngay mạch môn giật ngược lên không toàn thân Nam Cầm lập tức bị rời khỏi mặt đất. Tây Độc trợn mắt quát :

- Con quỷ sứ ta chính là Âu Dương Phong thế mà con ranh lại bảo ta thí võ với Âu Dương Phong, con tiện tỳ khốn kiếp thật!

Thì ra Âu Dương Phong còn nhớ rõ lúc so kiếm lần thứ hai trên Hoa Sơn bị điên nên nay gã coi Thất Tinh ô là Hoa Sơn, và tưởng đâu Nam Cầm chính là Hoàng Dung, thộp ngay người và giơ bổng lên tính quật mạnh xuống đất.

Dương Quá thấy mẹ bị Âu Dương Phong giơ bổng lên như vậy thất kinh hồn vía, vội chạy lại ngay bắp đùi Âu Dương Phong. Tây Độc quay lại quát :

- Thằng khùng, bộ ngươi muốn chết hả?

Tây Độc cũng tưởng Dương Quá là Quách Tỉnh tính vung chân đá bay cậu bé ra xa.

Nào hay Dương Quá trời sinh bụ bẫm, phần nóng lòng cứu mẹ đã cố sức ghì chặt bắp đùi Âu Dương Phong, nên cái hất thật mạnh của Tây Độc vẫn không sao quăng nổi cậu bé ra ngoài, lúc đó Dương Quá đã kề miệng cắn mạnh vào đùi Âu Dương Phong. Tây Độc đau quá nhảy chồm lên, thình lình gã thảy ngay Nam Cầm xuống đất, đưa tay xuống thộp ngay lưng Dương Quá túm đưa hắn lên, nhưng ánh mắt Tây Độc nhìn rõ khuôn mặt đứa trẻ, bất giác rung mình lạnh người.

Thì ra diện mạo của Dương Quá trông chẳng khác nào với Dương Khang, Âu Dương Phong chợt nhớ tám năm về trước, trong miếu Thiết Thương, Dương Khang cùng với Mục Niệm Từ chết chung một lúc với nhau, bất giác buộc miệng nói :

- Thằng tiểu tử to gan thật! Có phải họ Dương không nói mau?

Dương Quá dù sao cũng là con nít, bị cái quát oai phong của Âu Dương Phong, sợ quá phát khóc òa lên rằng :

- Tôi họ Dương! Tôi không quen ông, ông hãy buông tôi ra mau!

Âu Dương Phong bóp chặt thêm vào lưng Dương Quá và quát tiếp :

- Cha ngươi có phải là tên Dương Khang không?

Dương Quá nghe vậy không dám khóc nữa, nào hắn đâu rõ tên cha gì, chỉ vì Nam Cầm ghét cay ghét đắng Dương Khang, xưa nay chưa bao giờ nhắc tên cho con biết, nay Âu Dương Phong quát hỏi như vậy, khiến cho Dương Quá chẳng biết đầu đuôi ra sao.

Âu Dương Phong đang tính hỏi tiếp, thình lình có tiếng gió đằng sau, một lưỡi tỷ thư đâm ngay sang phía hông.

Hóa ra Nam Cầm bị Âu Dương Phong quăng xuống đất toàn thân đau buốt, nhưng tình ruột thịt mẹ con vốn trời sinh thấy con bị nguy như vậy, chẳng kể gì đến cơn đau nhói của mình lật đật đứng ngay dậy, từ trong mình rút ra ngay ngọn tỷ thư nhảy vèo sang, chẳng hỏi ất giáp, vung tay lên đâm bừa.

Với nhân vật lừng lẫy như Tây Độc, Nam Cầm làm sao mà thành công, cây tỷ thư vừa đâm ra, Tây Độc đã quài nhanh tay trái ngược lại, hai ngón tay, một ngón giữa và một ngón chỉ, cùng một lúc phất nhẹ ngay vào huyệt Khúc Trì, Nam Cầm chỉ cảm thấy cánh tay tê buốt, ngũ chỉ vô lực “Cheng” một tiếng, cây tỷ thư rớt ngay mặt đất, Tây Độc cử chân bay ngay một đạp vào Nam Cầm, toàn thân nàng lúc này không khác nào như diều bị đứt dây, bật bay và loạng choạng bay ra ngoài hai trượng, lưng đập đến “binh” vào thân cây táo lớn, toàn thân rũ mềm như sợi bún nằm bất tĩnh dưới gốc cây luôn.

Âu Dương Phong nở ngay một nụ cười nham nhở, cặp ngay Dương Quá dưới nách, tung mình như gió rời ngay rừng táo, chớp nhoáng không biết đã đi về hướng nào!

Chẳng ai biết Nam Cầm ngất đi dưới gốc cây bao lâu nhưng nàng vừa mở mắt ra, vội gượng đứng ngay dậy kêu con rối rít! Nhưng nào thấy tung tích của Dương Quá đâu, cả đến Âu Dương Phong cũng mất dạng. Nam Cầm cuống quýt chạy ra khỏi rừng táo vừa gào con vừa khóc thảm thương...

Mặc cho những cặp mắt hiếu kỳ của dân làng, nàng xô đẩy những gì ngăn cản trước mắt, trong đó có hai người nông dân bị nàng xô xuống ruộng, cứ thế nàng chạy ra khỏi thôn Thất Tinh ô.

Khi chạy ra khỏi Thất Tinh ô, gió rừng đã khiến cho Nam Cầm tỉnh trí lại, chợt nàng nghĩ thầm: “Sao mình điên vậy, gào khóc chạy rối thế này có ích gì đâu? Kẻ lợi hại như Tây Độc đã bắt Dương Quá, với bản lĩnh của mình làm sao mà đoạt con về được, không xong! ta phải đi tìm người giúp! Nhưng tìm ai giúp”? Nam Cầm trầm ngâm một lúc, bèn đi ngay về phía Ngưu gia thôn.

Ngưu gia thôn là nơi ẩn cư của sinh phụ Quách Tỉnh - Quách Tiếu Thiên. Quách Tiếu Thiên và Dương Thiết Tâm trong một đêm uống rượu thưởng tuyết, kết giao luôn với Trường Xuân Tử Khưu Xứ Cơ, nào ngờ ngay đêm đó tai họa người mất nhà tan đã đến, nay Nam Cầm chọn làng Thất Tinh ô kề gần với Ngưu gia thôn, cũng chỉ vì nàng còn quyến luyến Quách Tỉnh trong suốt mấy năm đem con về ở tại Thất Tinh ô tuy nàng nhớ nhung Quách Tỉnh, nhưng chưa hề bước đến Ngưu gia thôn một lần nào, nay vì ái tử Dương Quá bị Tây Độc cướp đi, nên nàng đành phá lệ đến Ngưu gia thôn.

Khi Nam Cầm đến cổng làng, trời đã vào buổi hoàng hôn, khói quyện lùm cây, tà dương phản chiếu khắp vùng, xa xa những nông phu lo dắt trâu bò về thôn, tuy nàng chưa hè qua đến Ngưu gia thôn, không biết chỗ của Quách Tỉnh, nhưng Nam Cầm cũng đã từng nghe Hoàng Dung và Mục Niệm Từ nói sơ qua về quê quán của họ Quách, nên chẳng cần phải hỏi han ai, nàng đã nghiễm nhiên tìm đến nơi, nhưng thấy hai dãy nhà tranh nhà cửa xiêu vẹo, một cánh rừng thưa chim chóc kéo nhau gọi về tổ, lúc này Nam Cầm cách dãy nhà tranh lối trăm thước bỗng từ cánh rừng thưa, một vị đạo nhân từ trong rừng đi ra, tóc mày đạo nhân trắng xóa, than mặc đạo bào bằng vải xanh, tay cầm phất trần, bảo kiếm đeo lủng lẳng bên hông, vừa đi vừa cất giọng ngâm nga rằng:

Tự cổ Trung Thu nguyệt tối minh

Lương phong giới hầu dạ nhĩ thanh

Nhất thiên khí tượng trầm ngân hán

Tứ hải ngư long diệu thủy tinh

Ngô Việt lầu đài can xuy mãn

Yến Tần bộ khúc tửu ngao doanh

Ngã chi đế sở lâm hà thượng

Nhược bãi can qua chí thái bình.

Lão đạo sĩ này không phải ai xa lạ, chính là Trường Xuân Tử Khưu Xứ Cơ, một trong số “Toàn Chân thất tử”.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.