Chiều Cao Tính Cái Gì, Đẩy Ngã Vạn Tuế

Chương 16: Hình mẫu nam tốt nhất




Washington D.C

Stanton Rogers dự định ứng cử Tổng thống Hoa Kỳ. Ông là một chính trị gia có sức thu hút được nhận thấy khá rõ với đông đảo quần chúng ủng hộ và được những bạn bè có thế lực hậu thuẫn. Không may cho Rogers, cuộc đời tình ái lại dính vào con đường sự nghiệp của ông. Hoặc, như Washington Mavens diễn đạt: "Lão già Stanton đã tự đẩy mình ra khỏi ghế Tổng thống".

Không phải Stanton Rogers tưởng tượng mình là một Casanova. Trái lại, cho đến cuộc chạy trốn khỏi phòng ngủ duy nhất tai hại ấy, ông đã là một người chồng gương mẫu. Ông đẹp trai, giàu có và đang trên đường tiến đến một trong những chức vụ quan trọng nhất của thế giới, và mặc dầu trước đây ông có nhiều cơ hội để phụ bạc vợ ông, ông chưa bao giờ nghĩ đến một người phụ nữ nào cả.

Trong lúc Barbara, người phụ nữ mà Rogers yêu và cuối cuộc đời đi đến hôn nhân sau một cuộc ly dị được đăng báo rộng rãi, lớn hơn Stanton những năm tuổi, có khuôn mặt dễ nhìn, hơi xinh đẹp một tí và hình như chẳng có điểm nào chung với ông cả. Stanton thích điền kinh, Barbara ghét tất cả các hình thức thể dục. Stanton ưa sống tập thể, Barbara chỉ thích ở một mình với chồng hoặc chơỉ với các nhóm bạn bè nhỏ. Sự kinh ngạc lớn đối với những ai biết Stanton Rogers là sự khác biệt về chính trị. Stanton thuộc Đảng Tự Do trong lúc Barbara lại trưởng thành trong một gia đình bảo thủ chính cống.

Paul Ellison, bạn thân nhất của Stanton đã nói:

- Có lẽ cậu điên rồi đấy. Cậu và Liz như được ghi vào sách "Kỷ lục Guinness" như là đôi vợ chồng hoàn hảo. Cậu không thể vứt điều ấy đi vì một vài điều vội vã!

- Cậu có cho rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của cậu như thế nào không?

- Hết phân nửa các cuộc hôn nhân trong đất nước này đều dẫn đến ly dị. Chẳng nhằm nhò gì cả, - Stanton trả lời.

Ông đã tỏ ra là một nhà tiên tri tồi. Tin tức về cuộc ly dị cay đắng trở thành miếng mồi ngon cho báo chí và những tờ báo nhảm nhí tận dụng việc ấy càng ác liệt càng tốt, với những bức tranh vẽ tổ ấm của Stanton Rogers và các câu chuyện về các cuộc hẹn hò bí mật lúc nửa đêm. Báo chí cố giữ cho câu chuyện càng kéo dài càng tốt và khi nào sự náo nhiệt tắt lịm, những người bạn có thế lực đã ủng hộ Stanton Rogers đi đến chiếc ghế Tổng thống biến mất. Họ tìm ra một bạch y hiệp sĩ mới để đoạt chức vô địch: Paul Ellison.

Chọn Ellison là một sự chọn lựa lôgich. Tuy ông vừa không có được vẻ đẹp trai lẫn sự thu hút của Stanton Roges, nhưng ông thông minh, dễ mến và có nền tảng đứng đắn. Ông thấp người, có những đường nét đều đặn bình thường và đôi mắt bộc trực. Ông đã kết hôn và sống hạnh phúc được mười năm với Aliee con gái một nhà đại tư bản thép và họ được tiếng là một đôi uyên ương nồng thắm.

Như Stanton Roges, Paul Ellison đã theo học tại Yale và tốt nghiệp Trường luật Harvard. Cả hai đã cùng nhau trưởng thành. Gia đình họ có những ngôi nhà nghỉ hè nằm kề cận nhau tại Southampton và các cậu bé cùng đi bơi với nhau, tổ chức các đội bóng chày và sau này, đi với nhau như một cặp bài trùng. Họ học cùng lớp tại Harvard.

Paul Ellison học giỏi, nhưng chính Stanton Roges lại là học trò xuất sắc là chủ bút của tờ tạp chí Luật Harvard, ông lo cho anh bạn Paul của ông trở thành phụ tá. Bố của Stanton Roges là một thành viên kỳ cựu tại một hội luật gia có tiếng tăm tại Wall Street và khi Stanton đến đấy làm việc trong những dịp hè, ông cũng thu xếp cho Paul đến đấy nữa. Khi tốt nghiệp trường Luật, ngôi sao chính trị của Stanton Roges bắt đầu vụt sáng như sao băng và nếu ông là sao chổi thì Paul Ellison là cái đuôi.

Cuộc ly dị đã làm thay đổi mọi việc. Bây giờ chính Stanton Roges lại trở thành phần phụ thuộc cho Paul Ellison. Con đường mòn lên đỉnh núi mất gần mười lăm năm. Ellison thất bại trong một cuộc bầu cử Thượng viện, thắng trong cuộc bầu cử sau đấy và trong vòng vài năm kế tiếp, đã trở thành một luật gia vững vàng khá được trọng vọng. Ông đấu tranh chống lại sự lãng phí trong chính phủ và chế độ quan liêu Washington. Ông là một người theo quan niệm dân kiểm và tin vào sự hoà hoãn quốc tế ông được mời đọc diễn văn đề cử cho cuộc chạy đua tái cử Tổng thống đương nhiệm. Đó là bài diễn văn hùng hồn, xuất sắc làm cho mọi người phải ngồi thẳng dậy và đưa ra nhận xét. Bốn năm sau, Paul Ellison được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ. Việc bổ nhiệm đầu tiên của ông ta là đưa Stanton Roges vào chức Cố vấn ngoại giao của Tổng thống.

Lý thuyết của Marshall McLuhan cho rằng truyền hình sẽ biến thế giới thành một ngôi làng hình cầu đã trở thành sự thật. Lễ tuyên thệ nhậm chức Tống thống thứ 42 của Hoa Kỳ được vệ tinh truyền đi đến trên 190 nước.

Tại Black Rooster, một nơi vãng lai dành cho báo chí tại Washington D.C., Ben Cohn, một phóng viên chính trị lão thành của tờ Washington Post ngồi tại một chiếc bàn với bốn đồng nghiệp xem lễ tuyên thệ nhậm chức qua một chiếc tivi lớn đặt trên quầy rượu.

- Thằng chó đẻ làm tôi tốn mất 50 đô-la đấy, - một phóng viên lên tiếng phàn nàn.

- Tôi cảnh cáo cậu không nên đánh cá với Ellison đấy, - Ben Cohn lên tiếng. - Lão có ma thuật, em bé ạ. Tốt hơn cậu nên tin đi.

Máy quay phim thành công với việc trình bày cả đám đông khổng lồ tụ tập trên đại lộ Pennsylvania, co ro trong những chiếc áo khoác để chống chọi với các cơn gió tê cóng của tháng giêng, lắng nghe buổi lễ bằng loa phóng thanh đặt chung quanh vòng đai. Jason Merlin, Chánh án Toà án tối cao Hoa Kỳ chấm dứt lời tuyên thệ với vị tân Tổng thống bắt tay ông và bước đến micro.

- Hãy nhìn những tên ngốc nghếch đang đứng đấy kìa và đang tê cóng đít, - Ben Cohn lên tiếng phê bình. - Các cậu có biết tại sao họ không được thoải mái như những người bình thường xem truyền hình không?

- Tại sao vậy?

- Bởi vì có một người đang làm lịch sử các cậu ạ. Một ngày nào đấy, tất cả những người

ấy sẽ kể với con cháu của họ rằng họ đã ở đấy vào ngày mà Paul Ellison đã tuyên thệ. Và tất cả bọn họ sẽ khoác lác rằng: "Tôi đứng gần người đến nỗi tôi có thể sờ vào người đấy".

- Ông cay độc thế, ông Cohn.

- Và tự hào nữa. Mọi chính trị gia trên thế giới đều xuất thân từ cùng một con dao cắt bánh quy cả. Họ đều ở cả trong ấy để tìm điều gì họ có thể lấy ra được. Hãy đối diện với nó, các cậu ạ, vì tân Tổng thống của chúng ta là một người theo chủ thuyết tự do và là một người lý tưởng. Điều ấy đã đủ cho bất kỳ người thông minh nào những cơn ác mộng rồi đấy. Định nghĩa của tôi về một người theo chủ thuyết tự do là một người mà đít dính chặt vào những đám mây len bông.

Sự thật thì Ben Cohn chẳng cay độc như giọng nói của ông. Ông đã bảo vệ cho sự nghiệp của Paul Ellison ngay từ đầu và mặc dầu sự thực thì lúc đầu Cohn đã chẳng có cảm giác gì cả, trong lúc Ellison bước lên chiếc thang chính trị, Ben Cohn bắt đầu thay đổi ý kiến. Con người chính trị này chẳng phải là con người "vâng ạ" với bất kỳ một ai. Ông ấy là một cây sồi trong một khu rừng liễu.

Bên ngoài, bầu trời giăng một bức màn mưa giá lạnh. Ben Cohn hy vọng rằng thời tiết không phải là điềm báo trước bốn năm đang trước mặt.

Ông lại chăm chú nhìn vào tivi.

"Chiếc ghế Tổng thống Hoa Kỳ là một ngọn được được người dân Mỹ thắp lên và được chuyền tay cứ bốn năm một lần. Ngọn được đã được tín nhiệm vào sự chăm sóc của tôi là vũ khí mạnh nhất trên thế giới. Nó khá mạnh để đốt trụi nền văn minh như chúng ta biết đấy hoặc là ngọn được soi đường, thắp sáng tương lai cho chúng ta và thế giới còn lại. Chúng ta có quyền chọn lựa. Tôi lên tiếng ngày hôm nay không những cho các đồng minh của chúng ta mà còn cả cho các quốc gia thuộc cánh Xô viết nữa. Bây giờ, tôi nói với họ, trong lúc chúng ta chuẩn bị tiến vào thế kỷ 21, rằng chẳng còn chỗ nào cho sự đối nghịch nữa, rằng chúng ta phải học để làm cho câu "một thế giới" trở thành một hiện thực. Bất kỳ con đường nào khác chỉ có thể tạo ra một sự tàn phá kinh khủng mà chẳng bao giờ có quốc gia nào bình phục được. Tôi biết rõ những sự khác biệt rộng lớn giữa chúng ta và các quốc gia XHCN, nhưng ưu tiên nhất của chính quyền này sẽ là xây dựng những cây cầu không lay chuyển được bắc qua những sự cách biệt đó.

Những lời của ông vang ra bằng một tấm chân tình sâu sắc.

- Ông ấy muốn nói lên điều đó" - Ben Cohn suy nghĩ. - Mình hy vọng rằng chẳng ai ám sát đứa con hoang cả.

Tại thị xã Junction, Kansa, vào một loại ngày mà thị xã như ở trong một phòng kính phình ra, lạnh giá và ẩm ướt và tuyết rơi dày đến nỗi tầm nhìn trên Đại lộ số 6 hầu như zéro. Mary Ashley cẩn thận lái xe camionette cũ kỹ của cô hướng về trung tâm đại lộ nơi có những chiếc xe cày tuyết đã làm việc. Cơn giông đã làm cô đến lớp dạy muộn. Cô lái chậm chậm, cẩn thận để chiếc xe khỏi gặp tai nạn.

Từ chiếc đài trên xe vang lên giọng nói của vị Tổng thống.

"Có nhiều người trong chính phủ và nhân dân cho rằng Mỹ nên xây dựng thêm nhiều chiến luỹ thay vì xây cầu. Câu trả lời của tôi cho vấn đề ấy là chúng ta không còn có thể chấp nhận việc đẩy chính chúng ta và con cái chúng ta vào một tương lai mà những kình địch trên toàn thế giới và chiến tranh hạt nhân sẽ đe doạ".

Mary Ashley suy nghĩ: Mình sung sướng vì đã bỏ phiếu cho ông. Paul Elhson sẽ là một vị Tổng thống vĩ đại.

Tay cô ghì chặt tay lái vì tuyết đã biến thành một cơn lốc trắng toát.

Tại St. Croix, mặt trời nhiệt đới chiếu sáng trên một bầu trời trong xanh, không một gợn mây, nhưng Harry Lantz chẳng có ý định nào đi ra ngoài cả. Hắn đang có quá nhiều trò vui trong nhà. Hắn đang nằm trên giường, trần truồng, ép chặt giữa chị em Dolly, Lantz có bằng chứng theo kinh nghiệm rằng họ thực sự không phải là chị em. Annette là một cô gái nước da bánh mật tự nhiên, cao lớn và Sally là một cô gái tóc hoe tự nhiên, cao lớn. Ở đầu xa của phòng khách sạn, hình ảnh của vị Tổng thống rung rinh trên máy truyền hình.

"… Vì tôi tin rằng chẳng có vấn đề nào không giải quyết được bằng thiện chí thuần tuý của cả hai phe, bức tường bê-tông chung quanh Đông Berlin phải được hạ xuống.

Sally dừng các động tác của nàng khá lâu để hỏi.

- Anh yêu, anh muốn em tắt cái máy trời đánh ấy không?

- Để mặc nó. Anh muốn nghe điều ông ấy phải nói.

Annette ngẩng đầu lên.

- Anh có bỏ phiếu cho ông ấy không?

Harry Lant la lên:

- Nè, hai người! Tiếp tục đi…!

"Như các bạn biết đấy, ba năm trước đây, Rumani cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Tôi muốn báo cho các bạn biết rằng hiện nay chúng ta đã xích lại gần chính phủ Rumani và chủ tịch của họ, Alexandros Ionescu, đã đồng ý tái lập quan hệ ngoại giao với nước ra đấy".

Có tiếng hoan hô từ đám đông trên Đại lộ Pennsylvania, Harry Lantz ngồi bật dậy thật đột ngột.

- Anh cử động làm gì thế, anh yêu!

Lantz không nghe nàng. Đôi mắt hắn dán vào máy truyền hình.

"Một trong những hành động chính thức của chúng ta, - vị Tổng thống nói - là sẽ đưa một đại sứ đến Rumani. Và đấy chỉ là bước đầu".

***

Tại Bucarest, trời đã về chiều, thời tiết mùa đông đột ngột dịu lại và những con đường của các khu chợ chiều đầy nghẹt những công nhân đang sắp hàng để mua sắm trong thời tiết ấm áp trái mùa.

Chủ tịch của Rumani, Alexandros Ionescu đang ngồi trong văn phòng của ông tại Peles, dinh thự xưa, trên đường Calea Victoriei, với năm sáu người phụ tá vây quanh, và lắng nghe tin tức trên một chiếc đài sóng ngắn.

"Tôi không có ý định dừng lại đấy, - vị Tổng thống Mỹ nói, - Anbani đã cắt đứt tất cả liên hệ ngoại giao với Hoa Kỳ năm 1946. Tôi định nối lại những sợi dây ấy. Thêm vào đấy, tôi định củng cố những mối liên hệ ngoại giao chúng ta với Bungari, Tiệp Khắc và Đông Đức".

Trên chiếc đài vang lên những tiếng hoan hô và vỗ tay.

"Việc chúng ta gửi đại sứ đến Rumani là khởi đầu của một phong trào giữa các dân tộc rộng khắp thế giới. Chúng ta đừng quên rằng tất cả nhân loại đều có chung một nguồn gốc, những vấn đề chung và chung một số phận cuối cùng. Chúng ta hãy nhớ rằng những vấn đề chúng ta cùng nhau chia sẻ lớn hơn những vấn đề ngăn cách chúng ta và điều ngăn cách chúng ta chính là tác phẩm của chúng ta".

***

Tại một biệt thự được canh gác nghiêm ngặt ở Neuilly, một vùng ở ngoại ô Paris, nhà lãnh tụ cách mạng Rumani, Marin Groza, đang nhìn vị Tổng thống trên băng tần 2 vô tuyến truyền hình.

"Giờ đây tôi hứa với các bạn rằng tôi sẽ cố gắng hết sức mình và tôi sẽ tìm cho ra những người tốt nhất giữa những người khác…"

Tiếng vỗ tay kéo dài tròn 5 phút.

Marin Groza lên tiếng đầy suy tư:

- Tôi nghĩ rằng giờ của chúng ta đã điểm, Lev ạ. Ông ta thật sự muốn điều ấy.

Lev Pasternak, viên bí thư chính của ông, đáp lại:

- Việc này sẽ không giúp gì cho Ionescu chứ?

Marin Groza lắc đầu.

- Ionescu là một tên độc tài nên rốt cuộc chẳng có gì giúp được hắn cả. Nhưng tôi phải rất cẩn thận trong việc tính toán thời gian. Tôi không được quyền thất bại nữa.

***

Peter Connors không say - không say như ông ta dự định. Ông hầu như đã uống cạn ly Scotch thứ năm khi cô Nancy, cô thư ký riêng sống chung với ông ta, lên tiếng:

- Anh không nghĩ rằng anh đã uống đủ rồi ư, Peter?

Ông mỉm cười và vỗ lên người nàng.

- Tổng thống của chúng ta đang nói chuyện. Em phải tỏ ra tôn trọng một tí chứ. - Ông ta quay sang nhìn bức ảnh trên máy truyền hình. - Đồ chó đẻ Cộng sản - ông ta thét vào màn ảnh. - Đây là đất nước của tao và CIA sẽ không để mày phản bội đâu. Chúng tao sẽ chặn mày lại, Cộng sản ạ(1).

Mày có thể lấy mạng mày đánh cuộc đi.

Chú thích:

(1) Ngôn ngữ của một nhân vật phản động quá khích, bày tỏ sự bất bình trước chính sách thân thiện với các nước xã hội chủ nghĩa của nhân vật Tổng thống Hoa Kỳ Ellison (ND)

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.