Chàng Rể Quyền Thế

Chương 38: Nghiêm Dịch Trạch cuồng vợ




Triệu Tuấn tức giận, khiến Vũ nương khóc tức tưởi. Trong nước mắt ràn rụa, nàng ta chỉ vào Phùng Uyển gào lên: “Không phải thiếp, không phải thiếp, là phu nhân, là phu nhân bảo thiếp đi, là nàng bảo thiếp nói!”

Vũ nương kêu lên nức nở, thức tỉnh Triệu Tuấn, y ngẩng đầu, đôi mắt đỏ ngầu nhìn chằm chằm về phía Phùng Uyển.

Mi nương vất vã lắm mới thấy Vũ nương chịu khổ nên cũng không buông tha. Nàng ta đi ra, cười khẩy với Vũ nương: “Ngươi còn dám trách phu nhân à? Ta nhớ rõ lúc đó phu nhân nói thế này: Ngươi đi đến phủ Ngũ điện hạ tìm lang chủ, nói cho chàng biết chuyện này… Quân mã thuộc hạ của Ngũ điện hạ đông đảo, nếu đúng lúc cần lương thực thì những thứ lương thực ướt này có thể vội nghiền ra sung vào quân lương. Chỉ có như vậy mới có thể giảm tổn thất.”

Nói đến đây, nàng ta kêu về phía Quyên nhi: “Có phải phu nhân nói như vậy không?”

Ngoài trừ Tả nhi ra, chúng nữ đều đồng thời gật đầu. So với phu nhân ôn hòa thì người gây sự như Vũ nương khiến người ta hận rất nhiều, các nàng ước gì nàng ta bị phu chủ lạnh nhạt.

Trong cảnh tất cả chúng nữ đính chính, miệng Vũ nương mở to, muốn phản bác lại gì đó, nhưng lại không thể nói được gì.

Lúc này Triệu Tuấn thanh tỉnh lại một chút.

Y trừng mắt về phía Vũ nương, yếu ớt mỏi mệt nói: “Từ trước đến giờ Uyển nương làm việc chu đáo… Nếu ngươi thật sự nghe lời nàng, lặng lẽ tìm ta, sau đó để ta giải quyết, chuyện này thì chắc chắn sẽ không thành ra như vậy. Nhưng còn ngươi? Ngươi ỷ vào xuất thân từ phủ điện hạ, xông vào như vậy, làm trò khóc sướt mướt trước mặt mọi người…”

Nói đến đây, hàm răng Triệu Tuấn nghiến lên ken két.

Nói thật ra y cũng có sai, hôm đó lúc Vũ nương đến phủ Ngũ điện hạ, nếu như thái độ y kiên quyết, chết cũng không chịu nhận sự giúp đỡ của điện hạ, thì sẽ không có chuyện xảy ra sau này. Nhưng lúc đó y cũng nghèo đến điên rồi, vừa nghĩ đến trong nhà ngay cả vài đồng xu cũng không có dư, y lại sắp trở lại tháng ngày kham khổ, nên lại ôm hi vọng, mặc cho Vũ nương khóc lóc van xin Ngũ điện hạ.

Dĩ nhiên Triệu Tuấn cũng sẽ không hối lỗi. Y chỉ nhìn Vũ nương chằm chằm, nước mưa đầm đìa trên khắp gương mặt tái nhợt.

Còn nghĩ muốn đánh Vũ nương một trận thật nặng, nhưng dù sao Triệu Tuấn cũng không phải kẻ thích dùng bạo lực, tức tối một hồi lại thôi.

Lui về sau một bước, Triệu Tuấn khàn giọng nói: “Vất vã lắm vì được Uyển nương nhắc nhở nên Ngũ điện hạ mới trọng dụng ta… Lại bị ngu phụ ngươi phá hết tất cả!”

Y như kiệt sức, thân thể lảo đảo như suýt té xuống. Mi nương và Quyên nhi đồng thời kêu lên một tiếng sợ hãi, nhảy ra đỡ y.

Triệu Tuấn được dìu về phía bậc thềm, vừa đi đến bậc thầm, tiếng nói y vang lên chán ghét, “Giam Vũ nương lại, một ngày không cho ăn cơm.”

Trừng phạt này không nặng, Tả nhi vội vàng đáp một tiếng. Nàng ta đỡ Vũ nương dậy, lúc đối diện ánh mắt hả hê của chúng nữ, đầu của Tả nhi cũng cúi thấp sắp đụng ngực.

Triệu Tuấn đi vài bước, nhẹ nhàng vẫy ra khỏi hai tiểu thiếp dìu đỡ, đi về phía Phùng Uyển.

Nhìn nàng lặng lẽ đứng đó, yên lặng dịu dàng, ánh mắt cũng ân cần. Triệu Tuấn khàn giọng cầu xin: “Uyển nương, nàng là người trí tuệ, nàng nghĩ xem vi phu phải làm sao mới có thể để điện hạ tín nhiệm ta lần nữa? Có được không?”

Phùng Uyển rũ mắt, đáp cung kính: “Vâng.”

Sau khi nhận lời, nàng nói dịu dàng: “Mưa lớn hại thân, phu chủ nên đi tắm nước nóng đi.”

“Vậy nàng hãy suy nghĩ cho kỹ nhé?”

“Thiếp sẽ.”

Nhận được nàng đồng ý, lúc này Triệu Tuấn mới đi khập khiễng về phía phòng tắm. Đi vài bước, y nghĩ đến điều gì, quay đầu lại nói: “Vũ nương cũng tắm đi.”

Vũ nương vốn đang mất mát vô cùng, đột nhiên nghe phu chủ quan tâm mình thì trong lòng mừng rỡ. Nàng ta vội vàng ngẩng đầu nhìn lên, lúc đối diện với ánh mắt lạnh như băng của Triệu Tuấn lại sợ hãi rũ mắt xuống. Nàng ta khẽ nhún chào, nói sợ sệt: “Tạ ơn phu chủ.”

Mưa vẫn còn tiếp.

Sau khi dùng qua bữa tối, lại một tiếng vang thật lớn truyền đến, là gian phòng của Quyên nhi bị sập. Nhìn nơi trong tro bụi và mưa gió khắp trời, Quyên nhi sững sờ tại chỗ, nước mắt tràn ra.

Phòng sập, người nàng ta không bị thương, nhưng đồ tùy thân của nàng ta đều ở bên trong. Nàng ta vốn không được phu chủ thích, lại không có đồ tùy thân…

Phùng Uyển thấy thế, thở dài một tiếng, nói về phía Triệu Tuấn: “Phu chủ, trước hết cho Mi nương và Quyên nhi ở chung với nhau đi.”

Triệu Tuấn nào có tâm tư để ý những thứ này? Y gật đầu, phất ống tay áo một cái trở về thư phòng.

Mưa to vẫn còn tiếp.

Trong trận mưa to trút xuống, tất cả đường phố cũng đều ngập trong nước. Hai ngày trước còn có thể đi xe ngựa, hiện tại xe ngựa cũng không đi được, mọi người dứt khoát tháo xe ra, cởi ngựa phóng đi trên đường phố.

Trước trung thu một ngày, mưa đã tạnh, mặt trời ló ra.

Mặt trời sáng chói treo trên bầu trời, lúc chiếu sáng vô số cột đổ nhà xiêu tại đô thành, bách tính đã cười không ra tiếng.

Theo thời gian trôi qua, nước ngập trên đường phố đã từ từ rút đi.

Hôm đó, Phùng Uyển ngồi lên xe ngựa, lần đầu tiên ra cửa sau khi ở trong nhà hai mươi lăm ngày.

Rất nhiều cửa hàng ở địa thế thấp còn ngâm trong nước hai bên đường phố. Trong nước ngập dập dờn, lương thực và cọc gỗ mục nát trôi lềnh bềnh.

Dĩ nhiên mãi mãi chỉ có những người dân thường mặt ủ mày chau, những kẻ thế gia hào môn, quý tộc giàu có, tuy phủ của họ cũng được xây dựng bằng gỗ, nhưng nền móng được cắm sâu, phòng ốc được xây dựng kiên cố, cộng thêm hằng năm chiến loạn, các phủ đều có thói quen dự trữ lương thực củi lửa, cũng không bị tổn thất bao nhiêu.

Dọc đường đi qua vô số tường đổ vách xiêu, trước mắt Phùng Uyển chỉ xuất hiện một tòa nhà được xây dựng bằng gạch đá, đó là một ngôi miếu đổ nát… Trong lịch sử Trung Quốc, theo thói quen nhiều năm, gạch đá chủ yếu được xây cho chùa miếu, nhà ở của bách tính được dùng gỗ xây là chính.

Ngôi miếu đổ nát phía trước cũng là một đống bừa bộn, có vài người đang ủ rũ đánh xe rời đi.

Phùng Uyển còn chưa đến gần đã nghe Tăng lão thúc kêu lên: “Thật hết củi rồi, đã bán sạch toàn bộ rồi.” Ông nói lớn tiếng: “Hôm nay trời đã tạnh rồi, không đến hai ngày sẽ có củi, các người vội gì chứ?”

So với vẻ sa sút tinh thần của người xung quanh, gương mặt ông là rạng rỡ nhất. Xa xa liếc thấy Phùng Uyển, Tăng lão thúc nhoẻn cười một cái.

Sau khi Phùng Uyển nói một tiếng với ngự phu thì nhảy xuống xe ngựa, đi về phía Tăng lão thúc.

Hai chủ tớ đi đến gác lầu hai.

Thấy Phùng Uyển đánh giá khắp nơi, Tăng lão thúc gãi ót cười nói: “Củi mới vừa bán xong, nơi này còn rất bừa bộn.” Chỉ vào một góc “Nữ lang người nhìn xem, chỗ đó vốn để lương thực, hiện cũng đã bán hết.” Lại chỉ chỉ đỉnh đầu, Tăng lão thúc không khỏi đắc ý: “May là nghe nữ lang, tu sửa lại nóc nhà này chắc chắn. Người không biết phủ đệ khá hơn cũng bị mưa dột, chỉ có chỗ này của lão là toàn vẹn.”

Ông vừa nói vừa chạy đến một góc, sau khi lấy ra vài tảng đá trên vách tường, ông khom lưng ôm ra một vò sứ thật to.

Tốn sức ôm vò sứ kia, Tăng lão thúc nói đắc ý: “Nữ lang cho lão hai mươi tấm vàng lá, sửa nóc nhà dùng hai tấm, mua lương thực dùng hai tấm, còn dư lại đều mua củi. He he, nữ lang đoán xem bán lời được bao nhiêu?” Ông ngước khuôn mặt già nua cười như hoa cúc, nói vui sướng: “Bỏ ra mười tám tấm vàng lá, bây giờ đã biến thành một trăm mười ba tấm.”

Phùng Uyển mỉm cười nhìn ông.

Làm trò trước mặt Tăng lão thúc, nàng đếm vàng lá, dù cho là người nàng tín nhiệm nhất cũng không thể bỏ qua chuyện này. Không giám sát thích hợp thì dù người thiện lương cũng sẽ không thiện lương nữa.

Sau khi đếm xong, Phùng Uyển lấy ra mười tấm vàng lá, nói: “Những bằng hữu kia của Tăng Tú phần lớn là hán tử trượng nghĩa, lần này nếu không có bọn họ giúp đỡ, chúng ta cũng không thu hoạch được nhiều như vậy. Lão thúc mang chia ỗi người một tấm đi.”

Lại lấy ra hai mươi ba tấm vàng lá cất đi, Phùng Uyển cười nói: “Lão thúc, còn dư lại chôn trong trang, bên dưới giường của lão.” Nàng vốn muốn chôn cùng chỗ với số vàng lần trước, sau lại nghĩ đến thỏ khôn không thể đào một hang, lại thay đổi ý kiến.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.