Chàng Rể Quyền Thế

Chương 37: Cô ấy đi con cũng đi!




Sau ba ngày mua nhỏ liên tục, trời vẫn không tạnh, ngược lại sau giờ ngọ lại đổ một trận mưa to tầm tã.

Đây mới thật sự là mưa to như trút nước, bầu trời tối sầm, sấm rền từng trận lại từng trận. Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái hiên, khiến người ta nghe mà hoảng hốt.

Đến lúc này, củi mà Vũ nương mua đã dùng hết, người hầu bắt đầu lấy củi của Phùng Uyển trữ ra sử dụng.

Khi mưa to đến nửa đêm, trong lúc bất chợt, một tiếng “ầm” thật lớn truyền đến.

Trong tiếng bước chân loạn xạ, Phất nhi và Vũ nương đồng thanh hét to: “Phu nhân, sụp rồi, sụp rồi. Nhà sụp rồi.”

Phùng Uyển đáp một tiếng, mặc bừa một chiếc áo khoác, đi ra khỏi cửa.

Một gian nhà gỗ ở phía đông bị sụp, bởi vì căn nhà kia đã dột nát không chịu được, chỉ bỏ vài vật lộn xộn. Sau khi xác nhận, chúng nữ yên lòng về phòng, tiếp tục ngủ yên.

Ngày thứ tám, trời vẫn mưa to tầm tã, hai gian nhà gỗ khác ở sườn đông cũng sụp trong mưa to.

Khi trời mưa đến trưa, Vũ nương ngồi không yên, cuối cùng mạo hiểm mưa to, ngồi xe ngựa ra khỏi cửa phủ.

Khi nàng ta trở về, cả người bị ướt sũng. Xe ngựa dừng lại thì nàng ta chạy ngay đến phòng Phùng Uyển.

Lúc này Phùng Uyển đang đốt hương đọc sách. Trong tiếng cửa phòng mở ầm ra, cả người Vũ nương ướt đẫm, nước mưa còn đọng trên trán và mắt, lảo đảo đứng trước mặt Phùng Uyển.

Tả nhi vội chạy đến, đưa tay dìu Vũ nương, kêu luôn miệng: “Chủ tử, chủ tử?”

Trong tiếng kêu của Tả nhi, nghe được tiếng Mi nương và Quyên nhi cũng đã đến, có điều là các nàng ngoe nguẩy mỉm cười vào cửa.

Vũ nương không có tinh thần để ý các nàng, nàng ta xông đến trước mặt Phùng Uyển, hai tay nắm lấy nàng, cũng không để ý đến bản thân mình, nước mưa trên tóc đã nhiễu từng giọt đầy đất.

“Phu nhân” tiếng nói run run, hai mắt Vũ nương vô thần, sắc mặt tái nhợt nói với Phùng Uyển: “Không xong rồi.”

Vẻ xin giúp đỡ nhìn luôn ôn hòa, hiền lành đến mức khiến người không lo ngại, dù cho là người phía sau chê người nhạo báng cũng không để ý, đôi môi run run, nói van xin: “Phu nhân, nước ngập cả cửa hàng rồi. Ta mới vừa nhìn thoáng qua lương thực, toàn bộ đều ngâm trong nước.”

Nàng ta nghẹn ngào, dùng tay áo lau nước mắt: “Phu nhân, người nói làm sao đây?”

Trong tiếng hỏi nghẹn ngào của Vũ nương, Phùng Uyển rũ mắt: Thật ra thì ngươi vẫn còn tiến vốn mà.

Nàng lắc đầu, bỏ chén trà cầm trong tay xuống rồi nói: “Toàn bộ lương thực đều bị ngâm trong nước à?”

“Dạ, phải.”

Phùng Uyển nhíu mày suy nghĩ một lát rồi nói: “Còn hai lầu các đang bỏ trống, ngươi đi quét dọn một chút.” Nàng căn dặn Tả nhi.

Tả nhi hơi giật mình, miệng vừa mấp máy lại kịp hiểu ra, nàng ta đáp: “Vâng.”

Phùng Uyển nhìn về phía Vũ nương, “Đi đưa lương thực lên xe ngựa, chuyển vào trong lầu các. Có thể được bao nhiêu hay bấy nhiêu.”

Quyên nhi do dự một trận, nói bên cạnh: “Nhưng lương thực đều ướt rồi, dù cho không gặp mưa nữa cũng sẽ nảy mầm ạ.”

Phùng Uyển nói quả quyết: “Nảy mầm vẫn có thể cho trâu ngựa ăn, đi đi.”

“Vâng.”

Tả nhi đi, Vũ nương vẫn chưa đi. Nước mưa trên trán nàng ta chảy vào trong mắt, nước mưa hòa với nước mắt trên gương mặt xinh đẹp của nàng ta, “Phu nhân, lầu các nhỏ như vậy có thể chứa bao nhiêu lương thực chứ?” Nàng ta nói tuyệt vọng: “Phu nhân, người nhất định phải cứu ta.”

Phùng Uyển ngước mắt.

Một hồi lâu nàng mới nói: “Ngươi đi tìm lang chủ ở phủ Ngũ điện hạ, nói cho chàng biết chuyện này… Quân mã thuộc hạ của Ngũ điện hạ đông đảo, nếu đúng lúc cần quân lương, những lương thực ướt này có thể vội sung vào quân lương để dùng. Chỉ có như vậy mới có thể giảm tổn thất.”

Hai mắt Vũ nương sáng choang.

Nàng ta nói gấp rút: “Được, ta đi ngay.”

Mới vừa bước được một bước, nàng ta quay đầu lại nhìn về phía Phùng Uyển, nói van xin: “Phu nhân, vậy, người đi có được hay không?” Chỉ có phụ nhân này có thể thong thả tự nhiên trước mặt Ngũ điện hạ và đám người quyền quý như Vệ Tử Dương. Tuy Vũ nương từ trong cung ra, nhưng nàng ta vừa nghĩ đến gặp đám người đó thì chột dạ.

Trong ánh mắt van xin của nàng ta, Phùng Uyển lắc đầu, “Đây là chuyện của Vũ nương, vậy thì tự mình ngươi xử lý đi.”

Miệng Vũ nương mở rộng, vừa định cầu xin nữa thì đột nhiên nghĩ thầm: Không đúng, nếu như chuyện này thành công, ta vẫn có công lớn như cũ. Chuyện tốt này không thể quy công vào phu nhân.

Gương mặt nàng lập tức rạng rỡ, cắn răng nói: “Phu nhân, ta đi tắm rửa thay quần áo.”

Vũ nương vừa đi, tiếng nói lầm bầm oán giận nghe không rõ của Mi nương và Quyên vang lên.

Phùng Uyển vẫn mỉm cười.

Tới buổi tối, Vũ nương trở về với vẻ mặt tươi cười. Vừa trở về nàng ta liền léo nhéo: “Tả nhi, chuẩn bị cho ta hai món. Phù, cuối cùng cũng ổn rồi.”

Lại qua một hồi, tiếng cười vui đắc ý của Vũ nương truyền đến.

Nghe tiếng cười của nàng ta ầm ĩ đến nửa đêm, Phất nhi ở bên cạnh nói bất mãn: “Phu nhân cho nàng ta ý kiến, nàng ta cũng không đến cảm ơn một chút.”

Phùng Uyển cười nhạt như cũ.

Ngày thứ chín, Vũ nương đứng trên bậc thềm ngắm cảnh mưa nhỏ liên miên không dứt, thấy Phùng Uyển đi đến, lại cười nói đón chào: “Phu nhân, Ngũ điện hạ nhận rồi. Ngài nói tuy lương thảo không thiếu, có điều phu chủ là người có công lớn. Ngài chịu nhận những lương thực kia, đến ngày tạnh thì mang ra dùng.” Dừng một chút, Vũ nương bước đến trước mặt Phùng Uyển, hạ giọng nói đắc ý: “Biết điện hạ thưởng ta bao nhiêu tiền không? Vẻn vẹn tám mươi tấm vàng lá.”

Quả nhiên đã đưa tiền, đưa tiền là tốt rồi!

Phùng Uyển cũng biết, thê tử của hạ thần mạo hiểm mưa to, thảm hại thê lương, hoang mang lo sợ, lại chạy đến phủ Ngũ điện hạ cầu xin trước mặt bao nhiêu người như vậy. Đây chính là làm thân chủ tử, giúp được thì phải giúp, mà không giúp được cũng phải giúp.

Giúp làm sao chứ? Vốn sẽ không lấy không lương thực tâm can của phụ nhân người ta đúng không? Không thể, chỉ có thể hoặc là thưởng hoặc là khen, lấy ra một khoản tiền cao hơn giá lương thực trả thôi.

Có điều là chờ ngày mưa tạnh ư?

Đáng tiếc, trong khoảng thời gian ngắn này trời sẽ không tạnh. Những thứ lương thực Ngũ điện hạ thu nhận kia đã định trước sẽ thối rửa. Mà Triệu Tuấn trong cảnh bị đồng liêu chỉ trích cố ý hay vô tình thì cũng sẽ bị uy hiếp rớt công trạng, bị tai tiếng là ép chủ tử! Mà Vũ ngương khiến phu chủ không vui, đương nhiên cũng không cách nào đắc ý nữa.

Phùng Uyển mỉm cười gật đầu, rồi nói: “Như vậy chúc mừng Vũ nương rồi.”

“Chuyện này còn phải tạ ơn phu nhân chỉ điểm.”

Vũ nương ngâm nga bài hát, cũng không nhìn Phùng Uyển một cái, ngoe nguẩy đi vào trong phòng nghỉ.

Nàng ta vừa vào phòng, Phùng Uyển liền nghe thấy tiếng nói cất cao, “À, căn phòng này thật là vừa tối vừa ẩm, chờ mưa tạnh rồi bảo phu chủ xây một tiểu lâu mới ột mình ta mới được.”

Tiếng nói Vũ nương vừa thốt ra, Tả nhi lập tức cười nói: “Đúng vậy, đúng vậy, chủ tử lập công lớn, đáng giá phải có phòng tốt.”

Trong nháy mắt lại qua hai ngày.

Lúc này cho dù trong lầu các vẫn còn củi, nhưng chúng tỳ thiếp đều phải dùng tiết kiệm.

Lúc tối Triệu Tuấn trở về.

Chắc là mạo hiểm vượt mưa trở lại.

Xa xa đã nhìn thấy y, chúng tỳ thiếp vội vàng chào đón.

Gương mặt Triệu Tuấn bình tĩnh, đối diện với vẻ vui mừng chào đón của Vũ nương, y cau mày nói: “Trời mãi vẫn không tạnh.” Mím đôi môi mỏng, giọng nói của y bất an, “Cũng không biết đống lương thực kia của nàng có nẩy mầm không đây?”

Vũ nương ngơ ngác.

Cho đến lúc này, nàng ta mới đột ngột nghĩ đến, dù cho đống lương thực không còn trong tay mình nữa, nhưng nàng ta vẫn phải tiếp tục lo lắng cái thời tiết quỷ này.

Trắng bệch cả mặt, Vũ nương nói lắp bắp: “Có phải nảy mầm không?”

Triệu Tuấn liếc nàng ta một cái, nói lo âu: “Không thì tốt rồi.” Y thở dài một tiếng rồi nói: “Đừng thấy điện hạ dùng ta không, người nhìn chòng chọc vào ta cũng nhiều đó. Chỉ có chút lương thực như vậy mà hai ngày nay đã có người nói xấu rồi. Ôi, lương thực có thể sử dụng thì tốt, nếu không thể dùng, những người đó sẽ mắng ta vì tư lợi mà không để ý đến ích lợi của điện hạ.”

Mặt Vũ nương càng trắng bệch.

Triệu Tuấn không chú ý đến, y nhận lấy một chiếc khăn nóng lau mặt, lại nói: “Trời mưa này không ngừng, nghe nói nông hộ trong thôn núi đã bị lũ quét bất ngờ. Mới vừa rồi lúc ta đi ngang, thấy miếu cũ bán củi lửa khô, giá cao gấp sáu bảy lần trước kia.”

Thở dài một tiếng, Triệu Tuấn nói: “Mấy ngày này chẳng biết là sao, ôi, nếu như do trời xanh tức giận thì phải đi mời thầy cúng trời rồi.”

Mặt Vũ nương trắng bệch như cũ, xác nhận vâng dạ.

Như mong muốn của Triệu Tuấn, buổi tối đó mưa đã tạnh.

Ngày thứ mười hai mưa lất phất, thỉnh thoảng mới rơi vài giọt.

Nhìn phương đông lờ mờ hiện ra ánh sáng, lòng Triệu Tuấn nở hoa phóng đến phủ Ngũ điện hạ. Mà Vũ nương lại lần nữa cao giọng nói cười.

Khí trời như vậy vẫn kéo đến hết buổi chiều.

Ngày thứ mười ba, trời lại đổ mưa to tầm tã lần nữa, Triệu phủ trở nên vô cùng yên tĩnh.

Cách một ngày, vào đêm thứ mười lăm, Triệu Tuấn trở về.

Khuôn mặt y xanh mét.

Thấy Vũ nương đến gần, tay phải y giơ lên, ột cái tát nặng nề vang lên chan chát. Cái tát này rất tàn nhẫn, đánh đến Vũ nương lảo đảo vài bước, ngã phịch xuống đất bùn. Triệu Tuấn tái mét cả mặt, mắt long lên mắng chửi: “Ngươi là ả ngu phụ vô tri! Mười mấy xe lương thực kia trị giá bao nhiêu tiền hả? Bao nhiêu tiền? Một trăm tấm vàng lá có đủ không? Vì những thứ này mà ngươi lại chạy đến phủ Ngũ điện hạ, ép ta, ép Ngũ điện hạ nhận nó. Ngu phụ, ngươi có biết không? Mấy thứ lương thực kia của ngươi toàn bộ đã lên nấm, toàn bộ đều vô dụng!”

Y xông đến trước mặt Vũ nương, đang cất chân muốn đá lại ngừng. Vịn đầu gối, y khó khăn cúi người xuống, đôi mắt đỏ lòm nhìn Vũ nương chằm chằm, giọng nói khàn khàn khổ sở: “Vì giành được điện hạ xem trọng, ta mất biết bao công sức, dùng biết bao bản lĩnh? Ả ngu ngốc, ả ngu ngốc!”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.