Tên gốc: Bài ca củ tỏi Thiên Đuờng
Dịch giả: Trần Đình Hiến
Một cuốn sách miêu tả chân thực về xã hội Trung Quốc với các tầng lớp lúc bấy giờ. Thật ra không riêng gì Trung Hoa đại lục, mà đa số các nước đang phát triển, địa vị người nông dân trong xã hội phải nói là rất thấp, bởi vì họ chính là những người lao động chân tay, họ là những người quần quật bên ruộng đồng, một chữ bẻ đôi không biết, họ chỉ là những con người thật thà, bị bức hiếp đến nỗi run sợ, khiếp đảm. Họ sống một cuộc sống mà làm không đủ ăn, họ sống với từng đồng chắt chiu, từng con bạc nhỏ nhỏ cho con cháu mình ăn học, cho một tương lai tươi sáng mà họ chẳng bao giờ dám mơ tới và cũng chẳng có khả năng với tới
Con người lại rẻ mạt như thế lại bị coi khinh đến thế, trong khi họ lại là những người làm ra bữa ăn cho mọi người, họ là những người mà làm ra từng thức trên bàn ăn, cho họ cuộc sống no đủ, cho họ thưởng thức mọi thứ từ bình dân đến cao cấp, gieo trồng thu gặt bằng chính đôi tay chai sần nứt nẻ...
Đày đọa biết mấy rồi cũng sẽ sinh phản kháng, khinh nhờn đủ lâu sẽ bức người nổi điên, con giun xéo lắm cũng quằn, không phải vì mang trong mình đức tính cần cù, nhẫn nhịn là họ sẽ cam tâm bị coi thường, bị đè xuống dưới đáy xã hội, chỉ cần có cơ hội, chính họ sẽ vùng lên, chính họ sẽ đòi quyền lợi cho mình
Nét độc đáo trong truyện của Mạc Ngôn là ông học tập những nhà văn thành đạt bằng cách đọc các tác phẩm của họ, coi như một lần đối thoại, thậm chí một lần tỏ tình với nhà văn.
Nhưng điều khác biệt ở ông là ông không mô phỏng phương thức kể chuyện và những câu chuyện kể của các nhà văn đó, mà ông đi sâu nghiên cứu nội hàm của tác phẩm, tìm hiểu phương thức quan sát cuộc sống và cách nhìn về con người, về cuộc đời. Trên cơ sở đó, ông viết ra những tác phẩm của ông, không giống một ai, cả ở Trung Quốc cung như phương Tây
Bình luận truyện