Cẩu Giáo Bá Mỗi Ngày Đều Bị Vả Mặt

Chương 34: Ngủ chung giường




Vốn muốn ngủ thêm một lúc nữa, dù sao hôm qua hắn cũng đi ngủ muộn như vậy, nhưng chăn còn chưa ấm Phương Trí Viễn đã nghe thấy tiếng của Đại Tráng, Tiểu Tráng liền biết là hai đứa đến tìm hắn chơi. Nghĩ đến trình độ phá phách của Đại Tráng, Tiểu Tráng, Phương Trí Viễn nhận mệnh bò dậy mặc quần áo. Vừa mặt xong quần bông, Đại Tráng, Tiểu Tráng đã tới cửa phòng hắn, thò vào hai cái đầu nhỏ tròn xoe.

Đại Tráng, Tiểu Tráng mặc quần áo màu đỏ mới, kiểu dáng giống nhau như đúc, nếu không phải một cao một thấp thì đúng là y như anh em sinh đôi. Tiểu Tráng chân ngắn nhưng lại chạy nhanh hơn Đại Tráng, đôi chân bé chạy vài bwocs đã nhào lên kháng của Phương Trí Viễn làm Phương Trí Viễn cảm thấy may mắn rằng mình đã dự cảm trước mà rời giường. Tiểu Tráng nhìn Phương Trí Viễn ngồi trên giường, nói giọng non nớt còn hơi ngọng ngịu: “Phương ca là bé heo lười, mặt trời chiếu vào mông còn chưa dậy, xấu hổ xấu hổ xấu hổ!” nói xong còn ông cụ non mà lấy tay chỉ chỉ vào bên trái mặt mình.

Phương Trí Viễn có ý trầm mặt, hù dọa Tiểu Tráng: “Đệ dám nói Phương ca là heo lười, Phương ca đánh mông nhỏ của đệ.” Tiểu Tráng biết Phương Trí Viễn chỉ là hổ giấy, tuyệt không sợ hắn, còn cười hì hì trêu hắn. Phương Trí Viễn bèn ôm lấy nó gãi ngứa, làm Tiểu Tráng ha ha cười không ngừng.

Đại Tráng như ông cụ non nói với Phương Trí Viễn: “Phương ca, lát nữa chúng ta cùng đi chúc tết người trong thôn đi.” Nói chưa hết một câu đã lộ ra bản chất của nó, chỉ túi của Phương Trí Viễn nói: “Phương ca, huynh thay cái áo nào có túi to ấy, để còn đựng được nhiều hạt dưa, lạc, may mắn có khi còn có cả đường nữa.”

Được rồi, nhìn hai cái túi to trên quần áo Đại Tráng, Tiểu Tráng, rốt cuộc Phương Trí Viễn cũng biết công dụng của chúng nó. Hắn không phải trẻ con nên cũng không thèm mấy món ăn vặt kia nên cũng lười không đi thay quần áo khác. Nơi này có phong tục là sáng mồng một tết, trẻ con sẽ tập trung lại, đến chúc tết cho từng nhà trong thôn.

Nhà nào có keo kiệt đến đâu thì cũng sẽ chuẩn bị đầy đủ hạt dưa và lạc chờ bọn nhỏ đến chúc tết, cho mỗi đứa mang về một nắm hạt dưa, hạt lạc, cũng không ít nhà còn chuẩn bị vài món điểm tâm bình thường không nỡ ăn.

Mọi người ở đây cho rằng, càng nhiều trẻ con đến nhà hôm mồng một tết thì phúc khí cũng càng tốt, con cháu cũng càng nhiều, vậy nên để dụ trẻ con đến nhà mình, người lớn trong nhà đều chuẩn bị vài món ngon chiêu đãi. Nếu năm nay ngươi không chuẩn bị, để bọn trẻ tay không mà về thì không chỉ bị người trong thôn chỉ trích mà sang năm trẻ con cũng sẽ không tới nữa, như vậy coi như là kết thù với cả thôn.

Đây là lần đầu tiên Phương Trí Viễn tham dự hoạt động với nhiều trẻ con như vậy. Trẻ con trong con tập trung hết một chỗ, lớn nhất là mười ba mười bốn tuổi, nhỏ nhất khoảng ba bốn tuổi, ca ca dẫn đệ đệ, tay lớn nắm tay nhỏ, cả đám đều có túi áo cực to, mà tên tham gia nửa chừng như Phương Trí Viễn lại không mặc áo có túi lớn cũng khiến người khác chú ý.

Có đồng bọn tốt bụng còn hữu tình lấy ra túi nhỏ mình mang theo, nói có thể cho Phương Trí Viễn mượn dùng tạm, nhưng trong mắt cũng để lộ ra bất mãn trước sự không chuyên nghiệp của Phương Trí Viễn. Phương Trí Viễn đành phải uyển chuyển cự tuyệt sao cho không thương tổn đến tâm hồn thủy tinh của người khác, trong lòng thì âm thầm ảo não, nếu biết phiền toái như vậy thì hắn cũng đã mặc cái áo túi to rồi, quả nhiên, bất thường là phải trả giá đắt.

Cùng cả đám đến từng nhà chúc tết, bọn nhỏ hi hi ha ha nói cười, người lớn trong nhà bốc hạt dưa điểm tâm bỏ vào túi áo cho cả lũ. Một đám trẻ con rầm rầm đến rồi lại rầm rập đi, chỉ là túi vải không ngừng nặng hơn.

Đi mấy nhà thì túi của Phương Trí Viễn đã đầy tràn, cho nên dù người khác nhiệt tình chiêu đãi nhưng hắn chỉ nhìn không lấy, khiến mấy người lớn kia cứ cho rằng Phương Trí Viễn ngượng, một đám nhiệt tình nhét đồ ăn vào tay hắn, chớp mắt tay hắn cũng đầy.

Hắn tiện tay đưa cho Đại Tráng, Tiểu Tráng. Túi áo Đại Tráng cũng đã sắp tràn ra, đang lúc Phương Trí Viễn lo lắng trình độ chắc chắn của nó thì Đại Tráng giống như làm ảo thuật mà lấy từ túi quần ra một cái túi vải, một cái túi vải được gấp gọn gàng, nhìn khá nhỏ nhưng giũ ra thì đựng được khá nhiều.

Đại Tráng lấy hết đồ trong túi áo của nó và Tiểu Tráng cất vào túi vải, sau đó đeo túi vải lên lưng. Phương Trí Viễn nhìn xung quanh thấy cả đám đều đang làm thế, mới biết đây là thường lệ của lũ trẻ. Đại Tráng còn bảo Phương Trí Viễn lấy đồ trong túi áo ra, chuẩn bị đến nhà tiếp theo.

Cả buổi sáng Phương Trí Viễn đều dùng vào việc chúc tết. Dọc theo đường đi, một đám trẻ con cũng sẽ thảo luận hạt dưa nhà ai lớn nhất, lạc nhà ai thơm nhất, điểm tâm nhà ai ngon nhất, sau đó trao đổi thứ mình thích ăn, sau đó vui vui vẻ vẻ đeo túi vải, ôm túi áo cực to đi về nhà tìm a ma.

Thân thích nhà Phương Tằng cũng chỉ có một nhà Lâm Thành. Lâm Thành là cữu cữu, mồng hai mới chúc tết nên Phương Tằng ngồi trong nhà, cũng có người quen đến mời Phương Tằng sang chơi nhưng Phương Tằng từ chối, dù sao nay cũng là ngày cả nhà đoàn viên, người ngoài như anh đến cũng không hay lắm, sẽ làm phiền người ta.

Đợi Phương Trí Viễn về, hai cậu cháu ăn cơm, buổi chiều ngủ một giấc liền hết một ngày.

Ngày hôm sau, Phương Tằng dẫn Phương Trí Viễn mang theo bốn lễ đến nhà Lâm Thành. Vừa đến đã thấy Lâm Song và Triệu Cần mang con đến chúc tết Lâm Thành. Mồng hai cũng là ngày ca nhi về nhà mẹ đẻ, Lâm Song có lẽ là bất mãn chuyện hôm trước nên mấy ngày này cũng chưa về Lâm gia.

Vốn nghĩ là hai cụ sẽ nhớ y, trước kia là như thế, nếu y một hai tháng không về, cha ma y sợ y ở nhà chống bị uất ức sẽ nhờ người mang thư gọi y về xem xem, nhưng lần này hai cụ Lâm Thành nửa cái thư cũng không gửi, khiến đệ ma y ở nhà chỉ cây dâu mắng cây hòe đã lâu.

Mà cha ma chồng lại coi như không thấy, thậm chí còn có ý trách y. Địa vị của đương gia y ở trong nhà cũng xuống dốc không phanh, hai người nhà thằng hai sắp cưỡi lên đầu bọn y mà tác uy tác phúc. Việc này làm Lâm Song kinh ngạc phát hiện ra rằng không phải nhà mẹ đẻ không xa được y mà chính y mới là người không thể không có sự giúp đỡ của nhà mẹ đẻ.

Không có trợ cấp và chống lưng từ nhà mẹ đẻ, chỉ dựa vào địa vị của đương gia nhà y ở nhà chồng thì bọn họ chỉ có thể chịu bắt nạt. Mà hai người nhà thằng Hai cũng đúng là gian xảo, trước kia thấy y có thể lấy đồ từ nhà mẹ đẻ liền nịnh hót y và đương gia nhà y, giờ y mới có chút mâu thuẫn với nhà mẹ đẻ, không có trợ cấp nữa, bọn họ liền trở mặt, một bộ khinh thường. Cha ma chồng còn có ý dung túng, hai người nhà y cùng khó khăn.

Cho nên hôm nay Lâm Song phá lệ chuẩn bị đủ bốn lễ, còn mang cho Đại Tráng, Tiểu Tráng hai túi kẹo mạch nha. Triệu Cần cũng cho Đại Tráng, Tiểu Tráng lì xì gấp bội so với hai văn hàng năm.

Hai cụ Lâm Thành thấy thế, vốn đang lo ca nhi nhà mình còn chưa biết điều, giờ cũng yên tâm phần nào. Thực ra trong khoảng thời gian này, hai cụ Lâm Thành cũng rất nhớ Lâm Song. Hai người biết Lâm Song sống ở Triệu gia chắc chắn sẽ không dễ chịu như trước kia, Lâm Song cũng không gửi thư về, trong lòng sao có thể không lo lắng chứ.

Nhưng có lo lắng thế nào, mỗi lần nhắc tới Lâm Song, hai người nhà thằng Cả liền không vui, Đại Tráng cũng muốn khóc, hai người liền không dám nói nữa. Đặc biệt là phu lang thằng Cả còn nói thẳng nếu bọn họ họi Lâm Song về sẽ dẫn Đại Tráng về nhà mẹ đẻ, việc này làm cho hai cụ Lâm Thành thật vất vả mới thấy đích tôn lo lắng, nên cũng không nói gì nữa.

Phương Tằng và Phương Trí Viễn ăn xong cơm ở nhà Lâm Thành liền về nhà. Khoảng thời gian sau đó, Phương Tằng và Phương Trí Viễn chủ yếu ở trong nhà, thỉnh thoảng cũng có người đến mời hai cậu cháu đi ăn cơm. Xong Tết, hai cậu cháu đều hơi béo lên. Phương Trí Viễn sờ sờ khuôn mặt đang có xu thế phát triển thành hình bầu dục của mình, buồn bực nha, trước kia hắn cũng không phát hiện hắn còn có tiềm lực trở thành su-mô mà.

Sau Tết, Đại Tráng bắt đầu đi tư thục ở Triệu gia thôn. Lúc này Phương Trí Viễn liền có thêm một nhiệm vụ mới, đó là học chữ cùng Đại Tráng. Có lẽ là được người lớn giao sứ mệnh, Đại Tráng học hành rất chăm chỉ, mỗi ngày cũng rất chịu khó đến Phương gia dạy lại những gì được học trên lớp cho Phương Trí Viễn.

Phương Trí Viễn vốn đã biết đại khái, chỉ là chữ có hơi khác, nên học rất nhanh, Đại Tráng chưa học xong Tam Tự Kinh, Phương Trí Viễn đã học gần hết chữ, bắt đầu luyện viết. Phương Tằng nhìn tốc độ học tập của Phương Trí Viễn chỉ có thể âm thầm thở dài, nghĩ nếu không có chuyện lúc trước, Phương Trí Viễn được đi học chưa biết được có thể có sự nghiệp lớn.

Vậy nên Phương Tằng càng oán hận Lý Phú và người Lý gia thôn.

Đầu tháng hai, Lâm Chính mang đến một tin, Phùng Mai sinh một ngày một đêm ra một tiểu tử bệnh tật, khóc nhỏ như mèo kêu, nhiều người già nhìn đều nói không thể sống lâu. Lý Phú đặt tên cho nó là Lý Trường Thọ, hy vọng nó có thể sống lâu một chút.

Lâm Chính nói đây là báo ứng, ai bảo cha ma của đứa bé này làm chuyện ác, báo ứng trên con mình. Phương Tằng cũng thấy bõ tức, nhưng trong lòng cũng yên tâm phần nào. Nếu thai này của Phùng Mai là ca nhi thì Phương Trí Viễn sẽ là con trai độc nhất của Lý Phú, với tuổi của Lý Phú và Phùng Mai chắc cũng không thể sinh thêm.

Nếu đúng là như thế, dù Phương Trí Viễn đã đổi họ sửa tịch thì cũng rất phiền toái. Dù sao, nếu Phương Trí Viễn đúng là con trai độc nhất của Lý Phú, Phương Tằng dù có lí do gì thì lúc Lý Phú đến đòi con cũng có người bênh vực Lý Phú, vì dù Phương Trí Viễn là con thừa tự của anh nhưng Lý Phú chỉ có một con trai là Phương Trí Viễn, khác gì tuyệt hậu.

Tuy anh không sợ phiền toái, nhưng cũng không hy vọng cháu mình bị Lý Phú vô cớ gây rối. Như bây giờ thì tốt rồi, Lý Phú có con trai nữa, Phương Trí Viễn từ nay liền không còn quan hệ gì với Lý Phú. Còn việc đứa bé này có bệnh tật hay là không thể sống lâu thì anh cũng không quan tâm.

Dù sao mệnh của ca ca anh mất trên tay Lý Phú, Phùng Mai. Anh có rộng lượng đến đâu cũng sẽ không chúc phúc đứa bé kia, không nguyền rủa đã là từ bi lắm rồi.

Phương Trí Viễn nghe chuyện thì nở nụ cười.

Như vậy tốt nhất, một đứa con bệnh tật, Lý Phú chắc chắn sẽ không thể không cần. Con trai lớn đã cho đi, với số tuổi của Lý Phú và Phùng Mai thì chỉ sợ đây là đứa con duy nhất của hai người, mà đứa bé này lại là hán tử có thể đỉnh môn lập hộ, trong lòng Lý Phú nhất định là sẽ cực kì mâu thuẫn.

Nếu nuôi đứa bé này, chi tiêu trong nhà, chi tiêu cho nó đều là một số tiền không nhỏ. Không có chủ lực kiếm tiền là Phương Thăng, của cải của Lý gia chắc chắn là không còn, mà nuôi một đứa bé bệnh tật tất nhiên phải mất nhiều tiền hơn bình thường, mà còn không chú ý chăm sóc thì sẽ mất mạng.

Nhưng nếu không nuôi, y sẽ không có người chăm sóc lúc lâm chung. Thẩm Quý họ Thẩm, tốt đến đâu cũng không thể suất bồn dâng hương cho y, cho nên cuối cùng, dù có khó khăn như thế nào thì cũng phải nuôi đứa bé này.

Vừa nghĩ đến sau này Lý Phú càng ngày càng khổ, trong lòng Phương Trí Viễn liền cảm thấy hết giận thay cha con Phương Thăng.

Tháng ba, các nhà bắt đầu gieo mạ. Phương Tằng đã dặn trước Lâm Tín, Lâm Chính, nhờ hai nhà nhân tiện gieo thêm ít mạ. Lúc này, người Lâm gia thôn mới biết Phương Tằng mua ruộng, mà còn là một lúc mua sáu mẫu ruộng. Tuy ruộng không ở trong thôn nhưng vẫn là có thật, sau này có lương thực để thu. Vì thế, Phương Tằng trong mắt họ thay đổi, trong lòng bắt đầu tính toán, lại còn thêm vài người muốn làm mai.

Phương Tằng còn chưa nhận thấy thay đổi, anh đang định sửa chuồng lợn. Sau khi a ma anh mất thì nhà anh cũng không nuôi lợn nữa. Mấy ngày nay Phương Trí Viễn thấy nhà Đại Tráng, Tiểu Tráng đều lần lượt nuôi lợn, nhớ đến ý nghĩ muốn của mình năm trước nên nói với cữu cữu hắn. Phương Tằng nhờ Lâm Chính mua hộ hai con lợn đen, tranh thủ lúc chưa lấy về sửa chữa chuồng trước.

Còn vịt, ngỗng, gà Phương Trí Viễn nuôi vốn thả chạy loanh quanh ở ngoài, Phương Tằng bèn dựng một cái nhà kho nhỏ ở sân sau làm chuồng cho đám gia cầm, để chúng nó không chạy vào trong nhà làm lộn xộn bẩn thỉu.

Phương Trí Viễn thì đang nghĩ xem có cách nào để kiếm tiền. Ruộng còn chưa trồng, lương thực chưa thấy đâu nhưng cữu cữu hắn đã phí không ít tiền, kiểu gì cũng phải tìm biện pháp kiếm tiền nha. Có tiền trong tay thì trong lòng mới không lo lắng, hơn nữa hắn còn muốn mua cả cửa hàng nữa.

Đi quanh chân núi trong thôn một lúc lâu hắn cũng chưa nghĩ được gì.

**

Zổ: mới đọc bộ “Nữ thần, ta nhặt xà phòng cho ngươi”, cùng tác giả với bộ “Phương pháp cưa đổ CV kỳ cựu”, mấy đoạn chát phun máu vì manh ~

Cp là đam mỹ viết thủ kiêm fan cuồng hủ nam thụ x tự mang thiên nhiên hủ manh manh đát đại thần công ~

Niên hạ, công 20 tuổi, không nói được, gay, đại thần chuyên viết văn thăng cấp lưu không ngựa đực không nữ chính, được mn gọi là nữ thần vì bút danh rất gái (độc giả đều nghĩ là gái).Thụ 22t, tự nhận chỉ hủ không cong, giả gái viết đam mỹ, cũng coi như tác gia khá nổi tiếng. Bút danh của anh công là tên một loại hoa cúc: “Tuyết đọng kinh hồng”. bút danh bạn thụ là “Dưa chuột ăn rất ngon”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.