Bí Mật Ánh Trăng Khuya

Chương 45




Cuối cùng thì Tiền Bất Thu cũng ngồi xe ngựa tới. Dáng vẻ ông ta rất mệt mỏi.

Hàn huyên một lát, Tiền Bất Thu cũng chỉ nói trong cung có nhiều người mắc bệnh, ông ta rất bận bịu, sau khi hội chẩn xong lại phải hồi cung ngay. Đỗ Văn Hạo sợ xảy ra điều gì sơ sót liên quan tới cung đình nên hắn cũng không dám hỏi nhiều. Truyện Tống Y

Không có nhiều thời gian nên không kịp hàn huyên. Thi chú là chứng bệnh hiếm gặp, Đỗ Văn Hạo gọi Diêm Diệu Thủ, Hàm Đầu, Bàng Vũ Cầm và Tuyết Phi Nhi tới nghe hội chẩn.

Sau khi Tiền Bất Thu khám kỹ lưỡng đứa nhỏ, ông ta vuốt râu trầm ngâm một lúc rồi thấp giọng nói: “Sư phụ, chứng bệnh của đứa nhỏ này nguyên nhân là do khi mang thai người mẹ bị sốt co giật. Mặc dù bây giờ có thể trị được bệnh nhưng nếu muốn trị tận gốc thì phải biết rõ nguyên nhân nhiễm bệnh. Từ nguyên nhân nhiễm bệnh mới có biện pháp phù hợp. Cái này cũng dễ xử lý. Vấn đề là vẫn còn bệnh khác”. Truyện Tống Y

Đỗ Văn Hạo trầm giọng nói: “Bệnh khác của đứa bé này có phải là Thi chú (được ghi trong Chư bệnh nguyên hậu luận) không?”

Tiền Bất Thu kinh hãi: “Không sai! Đúng là Thi chú! Rất hiếm gặp, tuy nhiên sư phụ có thể chẩn đoán chính xác. Lão hủ rất bội phục”.

Đỗ Văn Hạo không thể nói ra là do Lận thái y nói. Hắn không muốn dính dáng tới Lận thái y đã quy ẩn. Hắn đành cười gượng nói: “Biết thì để làm gì, ta không biết cách chữa trị”.

Tiền Bất Thu thở dài: “Đúng vậy, Thi chú là chứng bệnh nan y không chữa được. Không có loại thuốc nào trị được chứng bệnh này”.

Tuyết Phi Nhi ngơ ngác nhìn đứa bé trên mặt đầy nếp nhăn. Nàng khẽ rùng mình rồi hỏi: “Ca ca, rốt cuộc Thi chú là loại bệnh gì vậy?”

Đỗ Văn Hạo bảo Tiền Bất Thu: “Bất Thu, ngươi giải thích cho bọn họ hiểu đi”.

“Dạ” Tiền Bất Thu khom người, vuốt râu nói: “Tương truyền, trong thân thể mỗi người đều có ẩn giấu tam thi trùng có thể tiếp xúc với quỷ thần. Phần lớn tam thi trùng trong cả đời đều im lặng, đi theo người đến lúc già. Nếu như gặp phải người âm khí quá nặng, lại gặp phải tà khí, lúc đó sẽ kích thích tam thi trùng trong cơ thể và ngã bệnh. Loại bệnh này gọi là thi chú. Người mắc thi chú sẽ giống như đứa nhỏ này, tinh thần ngơ ngẩn, cả người đau nhức, nhưng không biết đau chỗ nào. Cơ thể biến đổi sinh ra đủ loại quái tật. Ví dụ như toàn thân nổi những khối u, lưng còng xuống, tinh thần điên lọan, cuối cùng trở thành hành thi”.

“Hành thi?”

“Đúng! Không biết phân biệt tiếng người, có các hành động cổ quái như bay gọi là phi thi, đào đất chui xuống dưới gọi là độn thi ngoài ra còn có trầm thi, phong thi. Mà những chứng bệnh này lây lan từ người này sang người khác. Tất cả gọi là Thi chú. Thai nhi ở trong bụng khí huyết chưa đủ rất dễ mắc Thi chú. Nên có thể nói một cách đơn giản Thi chú là bệnh lây lan từ người bị nhiễm bệnh”.

Đỗ Văn Hạo đương nhiên không tin cách phân tích nguyên nhân gây bệnh đó. Nhưng hắn không biết bệnh của đứa nhỏ này là gì và nguyên nhân gây bệnh. Hắn chỉ còn biết nghe theo Tiền Bất Thu. Hắn hỏi ông ta: “Có phương thuốc nào trị loại bệnh này không?”

Tiền Bất Thu trầm ngâm giây lát rồi trả lời: “Y thuật cổ đại có một phương thuốc, dù không chữa khỏi nhưng hiệu quả cũng tạm được”.

“Nói thử xem”.

“Phương thuốc này tên là Thát can tán. Dùng gan rái cá phơi khô trong bóng râm, sau đó tán nhỏ, trộn với chu sa, hùng hoàng, quỷ hướng, mãng thảo đều hai lượng, hai con rết, cộng thêm bốn mươi hạt ba đậu. Con rết phải còn đủ chân, hạt ba đậu bóc vỏ nhưng phải còn nguyên màng ngoài để không mất dầu. Nghiền nát rồi trộn các vị lại với nhau và luyện thành hoàn. Đến hôm trăng tròn, ăn vào giờ tý, lúc đó có thể hồi phục lại như bình thường*”. Truyện Tống Y

Sau khi Đỗ Văn Hạo nghe xong hắn thấy đơn thuốc này gần giống như tà thuật không phải đơn thuốc thông thường. Hắn nghĩ rằng người cổ đại rất sợ hãi chứng bệnh này nên mới nghĩ ra phương thuốc này để tự trấn an tinh thần, chỉ sợ phương thuốc này không có hiệu quả gì, cũng không có cách nào xác định xem có hiệu quả hay không. Trong tình huống hiện tại hắn cũng chỉ biết dùng thử mà thôi. Truyện Tống Y

Đỗ Văn Hạo hỏi: “Đối với chứng co giật như thế thì dùng phương như thế nào?”

Tiền Bất Thu nói: “Chứng co giật này xuất phát từ lúc còn nằm trong bụng mẹ. Tốt nhất là phải xác định được chứng bệnh của sản phụ thì mới điều trị tận gốc được. Bây giờ với chứng bệnh này thì phải hóa ẩm ướt nhiệt, giải độc tức phong. Phương thuốc dùng là Hoàng Liên giải độc thang gia giảm”.

Đỗ Văn Hạo hỏi Hàm Đầu: “Ngươi có nhớ đơn thuốc không?”

"Nhớ kỹ! Sư tổ”

“Tốt lắm ngày mai ngươi dựa theo hai phương thuốc này phối dược cho đứa bé dùng. Đợi tới khi trăng tròn thì cho dùng Thát can tán”.

“Tốt!”.

Tiền Bất Thu nói: “Sư phụ có cho rằng cách dùng thuốc của lão hủ có vấn đề không?”

Đỗ Văn Hạo trầm ngâm giây lát rồi nói: “Ta đồng ý với phán đoán của ngươi về bệnh và cách dùng phương. Về sản phụ ngày mai ta sẽ đi thăm dò. Về đơn thuốc trị Thi chú ngươi nói không phải phương thuốc hiệu nghiệm cho nên cứ cho dùng thử xem sao. Chung quy lại còn tốt hơn là thúc thủ không có cách nào. Nói thật ta cũng không đồng ý với cách chẩn đoán đứa bé mắc Thi chú nhưng tột cùng nó mắc bệnh gì thì ta chưa rõ. Đứa bé quá nhỏ, ta lại không có kinh nghiệm chữa trị bệnh nhi. Đợi ta quan sát tình trạng của nó trong mấy ngày tới rồi hẵng nói tiếp. Trước tiên cứ dùng biện pháp của ngươi”.

Sau khi hội chẩn xong Tiền Bất Thu lại quay lại Hoàng cung.

Mấy người Đỗ Văn Hạo vẫn ngồi lại phòng khách.

Sau một lúc nghe thấy vang lên tiếng gõ cánh cổng Bàng Vũ Cầm vui vẻ nói: “Thanh Đại tỷ đã quay về”.

Đỗ Văn Hạo lắc đầu nói: “Thanh Đại tỷ quay về không cần gõ cửa. Chắc chắn đó là do có người bệnh nặng đến khám bệnh.

Quả nhiên Ngốc béo ngủ ngoài tiền đường vào báo có một lão mụ tử tới báo có người bị bệnh nặng.

Bệnh nặng không thể chậm chễ. Đỗ Văn Hạo nói với Bàng Vũ Cầm: “Nàng ở đây chờ Thanh Đại tỷ. Ta ra ngoài xem bệnh”.

Bàng Vũ Cầm gật đầu, nàng chợt thấy không yên tâm nên dặn dò Đỗ Văn Hạo: “Tướng công phải cẩn thận”.

“Yên tâm đi. Có Ngốc béo, ở đây lại là kinh thành, trên đường có cấm quân tuần tiễu, không có gì đâu”. Truyện Tống Y Truyện Tống Y

Nói xong Đỗ Văn Hạo vội vã đi ra cửa. Ngốc béo nói: “Tiên sinh, Bồ gia cho người tới báo bệnh của thiếu nãi nãi rất nặng. Họ muốn mời ngài xuất chẩn”.

Lúc trước hắn muốn điều tra thiếu nãi nãi của Bồ gia. Bây giờ người nhà thiếu nãi nãi đến cầu y, thật là trùng hợp. Truyện Tống Y

Đỗ Văn Hạo cùng Ngốc béo đi tới tiền đường. Người đang ở trong phòng cầu y cho thiếu nãi nãi chính là lão mụ tử lần trước đã tới cầu y. Ngốc béo đi chuẩn bị lừa. Đỗ Văn Hạo hỏi: “Thiếu nãi nãi của các ngươi làm sao?”

Lão mụ tử buồn rầu nói: “Sau khi thiếu nãi nãi sinh hạ hài tử, lão thái thái sai người bế đi. Mấy ngày nay thiếu nãi nãi buồn bực trong lòng, cả ngày ngẩn ngơ, không ăn không uống, miệng lúc nào cũng lẩm bẩm “trả lại con cho ta”. Tiểu nhân đi bẩm báo lão gia, lão gia bảo không cầm quan tâm, đi bẩm báo lão thái thái, lão thái thái cũng không để ý. Tiểu nhân đi mời tỷ tỷ của mình tới xem bệnh cho thiếu nãi nãi. Tỷ tỷ của tiểu nhân là nữ đại phu của nha môn, cũng hiểu biết về y thuật. Sau khi đến xem bệnh, tỷ tỷ bảo dùng nhân sâm nhai nát, hòa với một bát nước, uống vào là khỏi. Tiểu nhân liền làm theo. Thiếu nãi nãi uống được một lúc thì hai mắt trắng dã, người dần lả đi. Tiểu nhân hỏi tỷ tỷ chuyện gì xảy ra, tỷ cũng luống cuống không biết. Thiếu gia cũng khóc lóc bảo tiểu nhân đi báo cho lão gia và lão thái thái, xin phép lấy xe đưa thiếu nãi nãi đi chữa bệnh. Lão gia bảo thiếu nãi nãi không được phép ra khỏi nhà, chỉ được đi mời đại phu đến nhà xem bệnh. Thiếu gia bảo tiểu nhân chạy tới đây mời ngài xuất chẩn. Tiên sinh, mời ngài mau đi cứu thiếu nãi nãi của tiểu nhân”.

Lúc này Ngốc béo đã dắt lừa đến. Đỗ Văn Hạo vội nhảy lên lưng con lừa, ra roi hướng nhà Bồ gia chạy tới. Ngốc béo và lão mụ tử, hai người vội vàng chạy theo về hướng Bồ gia.

Vừa vào tới cổng tiểu viện của Bồ Linh đã nghe thấy tiếng khóc lóc. Đỗ Văn Hạo giật mình. Chẳng lẽ hắn đã tới chậm, người bệnh đã chết?

Sắc mặt lão mụ tử tái mét, bà ta vội chạy vào phòng thiếu nãi nãi: “Thiếu nãi nãi, thiếu nãi nãi”. Truyện Tống Y

Đỗ Văn Hạo đi theo, hắn thấy thiếu nãi nãi nằm trên giường, hai mắt trắng dã, lưỡi thè ra ngoài, cổ họng phát ra âm thanh khò khè. Truyện Tống Y

Bồ Lĩnh nghe tiếng động quay lại. Nhìn thấy Đỗ Văn Hạo, hắn không đứng lên mà quỳ rạp xuống đất: “Đỗ tiên sinh! Hãy cứu nương tử tại hạ! Tại hạ cầu xin ngài!”. Truyện Tống Y

Đỗ Văn Hạo không đỡ Bồ Linh đứng dậy mà cúi người bắt mạch cho thiếu nãi nãi, ngay lập tức hắn giật mình hoảng sợ. Hắn không bắt được mạch.

Hắn vội đặt tay lên cổ, động mạch cổ rất yếu, vẫn còn sống, Đỗ Văn Hạo cảm thấy yên tâm. Hắn quan sát gương mặt và môi thâm tím. Đây là triệu chứng bị nghẹn thở. Hắn vội xắn tay áo rồi đỡ thiếu nãi nãi dậy, một tay hắn ấn vào trán nàng làm nàng ngửa mặt lên, giữ cho đường hô hấp thông suốt.

Nhưng triệu chứng nghẹn thở của thiếu nãi nãi không được cải thiện, Đỗ Văn Hạo thấy rất kỳ quái chẳng lẽ phổi phát bệnh dẫn đến nghẹn thở sao? Đỗ Văn Hạo vội hỏi Bồ Lĩnh tình hình phát bệnh của phu nhân hắn. Bồ Lĩnh nói: “Đầu tiên nương tử của tại hạ nhai nhân sâm do dược bà khai rồi lại uống một bát thuốc trừ độc của bà ấy cuối cùng thì thành ra như vậy. Ôi, ôi, ôi. Tiên sinh mau cứu nàng đi”.

Đỗ Văn Hạo gật đầu hỏi lại: “Này, sắc mặt lúc trước của thiếu nãi nãi như thế nào? Ăn uống thế nào?”

Bồ Lĩnh không biết trong lúc này Đỗ Văn Hạo lại đi hỏi ăn uống để làm gì, nhưng hắn biết các câu hỏi của đại phu đều có mục đích nên hắn vội trả lời: “Tinh thần ngơ ngác, không ăn uống gì cả. Nấu cho nàng ít cháo nàng cũng không ăn. Không còn cách gì khác, đành phải đổ nước cháo cho nàng”.

Đỗ Văn Hạo lại nghe thấy hơi thở khò khè của thiếu nãi nãi hắn vội vàng nói: “Thiếu nãi nãi tâm thần bất định không nuốt được. Nước thuốc và nước cháo chặn ngang cổ họng không hít thở được. Mau cầm cho ta cái kéo”.

Lão mụ tử không biết Đỗ Văn Hạo muốn làm gì nhưng cũng chạy đi cầm một cái kéo đưa cho Đỗ Văn Hạo.

Đỗ Văn Hạo cầm kéo, tay còn lại cầm tóc thiếu nãi nãi lên cắt một ít tóc. Sau đó hắn dùng tay bóp miệng nàng để nàng há mồm ra. Hắn luồn tóc sâu vào trong cổ họng nàng quấy quấy. Sau khi thiếu nãi nãi a a mấy tiếng nàng nôn ra toàn cháo vụn và miếng nhân sâm nhỏ cùng một ít đờm.

Đỗ Văn Hạo tiếp tục dùng tóc quấy quấy trong cổ họng thiếu nãi nãi. Nàng há mồm nôn ra mấy lần nữa rồi thở hổn hển. Nàng mở mắt nhìn Bồ Lĩnh rồi cất tiếng yếu ớt gọi: “Tướng công”.

Bồ Lĩnh vui mừng cực độ, hắn ôm nàng khóc ròng: “Nương tử, nàng thấy thế nào? Đỗ tiên sinh đã cứu nàng”.

* - Chu sa hay thần sa, đan sa, xích đan, cống sa, là các tên gọi dành cho loại khoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ

- Cây ba đậu còn gọi là mắc vát, cóng khói, bã đậu, giang tử, mãnh tử nhân, lão dương tử, ba nhân, mần để, cây để, cây đết, phổn .

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.