[Ái Nô Hệ Liệt] Ách Nô

Chương 10




�T BAY

KHÁT vọng tạo nên sự dốt nát thông minh. Dốt nát thông minh là đặc tính hoặc khả năng không biết mình không làm nổi điều gì đó nên cứ cố làm. Nhiều lần nó giúp ta hoàn thành những việc hầu như không sao làm nổi. Chẳng hạn, một thương nhân mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm, nên chẳng biết tí gì về nghệ thuật bán hàng cả. May sao, anh không biết là mình dốt và thấy có người khích lệ nên cứ thế phấn khởi làm tới và trở thành người bán được nhiều hàng nhất trong công ty. Không nghĩ là mình dốt nên anh cứ làm bừa. Có lẽ chính vì vậy mà một thương nhân “mới ra lò” thường năng nổ hơn một người đã vững tay nghề hoặc đã lõi đời. Ai cũng bảo là ong nghệ rõ ràng không thể bay được. Xét theo khoa học thì với bản thân quá nặng mà đôi cánh lại quá mỏng như thế thì ong nghệ không tài nào bay nổi cả. Nhưng may thay, ong nghệ lại không biết đọc, vì thế nó cứ bay như thường.

HÃY CHẾ CHO TÔI MỘT MÁY V - 8

Henry Ford đúng là người kỳ lạ nhất. Ông được học rất ít và lận đận mãi đến năm bốn mươi tuổi mới phất lên được. Thiết lập vương quốc xe hơi xong, ông quay sang ấp ủ loạt động cơ V- 8. Ông cho triệu tập các kĩ sư đến và bảo họ:“Thưa quí vị, tôi muốn quí vị chế giùm tôi một động cơ V - 8“. Những kĩ sư thông minh xuất chúng này hiểu biết tường tận mọi nguyên lý toán học, vật lý và kĩ thuật. Họ biết rõ những gì làm được, những gì không, nên thương hại nhìn Ford và thầm nghĩ: “Thôi thì cứ cố làm hài lòng ông ấy một chút, dù sao ông ấy cũng là chủ cơ mà“. Vì thế, họ cố giải thích là động cơ V-8 không kinh tế chút nào và còn nói rõ “tại sao” nó không kinh tế nữa. Nhưng Ford nào có nghe, ông chỉ nói mỗi câu: “Thưa quí vị, tôi phải có một động cơ V-8. Xin quí vị chế tạo giùm“.

Họ ép bụng làm một thời gian rồi báo cáo:

- Chúng tôi tin chắc rằng V-8 là thứ động cơ không tưởng.

Ford đâu phải loại người dễ bị lung lạc, ông cứ khăng khăng một điều:

- Thưa quí vị, tôi phải có một động cơ V-8, xin quí vị làm mau giùm.

Các kĩ sư lại tiếp tục nghiên cứu, lần này có chăm chỉ hơn, tốn kém nhiều tiền bạc và thì giờ hơn, nhưng báo cáo cuối cùng vẫn là:

- Thưa ông Ford, động cơ V-8 tuyệt đối không thể có được.

Nhưng trong “từ điển” của một người từng cách tân kĩ nghệ sản xuất bằng phương pháp dây chuyền, bằng mô hình T và A, trả lương nhân viên 5 đô la ngày, làm gì có từ “không biết“. Ông sẵng giọng bảo họ, mắt tóe lửa:

- Quí vị không hiểu gì cả, tôi cần có một động cơ V-8 và quí vị phải làm bằng được cho tôi. Mong quí vị làm ngay cho.

Và chuyện gì đã xảy ra? Họ đã chế được động cơ V-8 thật. Họ đã thành công nhờ một người dốt nát thông minh không biết giới hạn của hiểu biết. Hẳn bạn cũng thấy những trường hợp tương tự xảy ra hằng ngày? Người nói mình không thể - sẽ không làm được, còn người bảo mình có thể - tất sẽ làm được.

DỐT NÁT THÔNG MINH CỘNG THÊM CHANH THÀNH NƯỚC CHANH

ĐIỀU QUAN TRỌNG KHÔNG PHẢI LÀ HOÀN CẢNH (TRÁI CHANH) MÀ LÀ CÁCH TA ỨNG XỬ TRƯỚC HOÀN CẢNH (CÁCH TA DÙNG CHANH)

Dốt nát thông minh là gì? Dốt nát thông minh chủ yếu là cách ta ứng xử trước một hoàn cảnh tiêu cực và bất ngờ. Nó giúp ta biết dùng chanh để làm nước chanh. Nó chính là thái độ tạo nên sự khác biệt giữa hai người bị bệnh bại liệt. Một người phải đi ăn xin trên đường phố Washington còn một người trở thành tổng thống Franklin Delano Roosevelt. Dốt nát thông minh chính là hạt mầm hi vọng, là lời hứa hẹn tốt đẹp trước mỗi việc xảy đến cho ta. Bất cứ điều gì xảy tới cũng đều chất chứa những nhân tố tích cực mà ta có thể lợi dụng được. Tóm lại, dù cuộc đời có gởi tới trái chanh nào thì ta cũng có thể dùng để pha nước chanh được

Trái chanh khác người của Charles Kettering là cánh tay gãy. Anh bị nạn lúc quay máy xe ở sân sau. Máy nổ nhưng tay quay không chịu nhả ra nên đã đập gãy tay anh. Charles Kettering đã ứng xử ra sao? Thoạt tiên, anh ôm lấy cánh tay hít hà. Sau đó bắt đầu suy nghĩ: “Mỗi lần quay máy xe, mỗi lần bị thế này thì thật đáng sợ! Phải làm sao chế ra một lối quay máy dễ dàng hiệu quả và an toàn hơn mới được. Nếu không ai còn ham mua xe nữa“. Trái chanh, cánh tay gãy của Charles đã thành nước chanh cho đời.

Còn trái chanh của Jacob Schick lại là nhiệt độ âm - 40OC khi khai thác vàng. Dưới điều kiện đó, không sao cạo râu bằng lưỡi lam được nên anh đã chế ra dao cạo điện, nhờ đó đã mua được vàng và pha được hàng tấn nước chanh.

Neal Jeffrey, cầu thủ tiền vệ dự bị trong đội bóng của trường đại học Baylor thì có một trái chanh lớn là tật cà lăm. Anh bảo huấn luyện viên Teaff rằng mục tiêu của mình là cầu thủ tiền vệ số một trong đội Varsity. Ước vọng cháy bỏng ấy đã giúp anh đạt được ước mơ. Năm 1974, anh đưa đội Baylor đoạt chức vô địch của liên đoàn bóng đá Tây Nam. Đây là lần đầu tiên đội Baylor đoạt chức vô địch trong suốt 50 năm, còn Neal được chọn là cầu thủ xuất sắc nhất của liên đoàn.

Eugene O’Neil chỉ là một ngư dân cho tới khi trái chanh của ông là cơn bệnh tai ác bắt ông phải vào bệnh viện. Tại đây, trong những ngày liệt giường, ông đã vắt chanh pha nước bằng cách viết kịch và đã thành công rực rỡ. Cả trăm truyện tương tự khác giải thích lý do và cách thế giúp bạn có thể dùng bất cứ trái chanh nào, cộng thêm ước vọng cháy bỏng là nguồn gốc sự dốt nát thông minh, để làm thành thứ nước chanh ngon lành.

MIKE WELDON CÓ CẢ MỘT “GIỎ” CHANH

Năm lên một tuổi, Mike bị bệnh và phải nằm viện, rồi bị bại liệt. Lên hai, cậu bắt buộc phải đi nạng có dây chằng. Năm mười sáu tuổi, anh bị bất toại và phải dùng xe lăn để di chuyển.

Anh được nhận vào chân phụ việc với số lương 2,99 đôla 1 giờ, nhưng đến tháng 8 năm 1971 thì bị sa thải, bạn cũng biết hai mươi mốt tuổi mà bị bất toại thì khó kiếm được việc lắm. Tuy nhiên, đối với các công nhân nhiệt tình, năng nổ như anh thì khác. Vì vậy, chỉ một tháng sau, Mike đã được mời làm cố vấn cho phòng lao động ở Rockford, bang Illinois, chi nhánh của công ty Management Recruiters International có trên 1.300 nhân viên.

Tháng 3 năm 1975, tại khách sạn Sonesta Beech, Mike Weldon được tuyên dương là cố vấn số một trong năm của công ty. Vốn thâm tín MÌNH SẼ ĐẠT ĐƯỢC MỘT ƯỚC MƠ NẾU BIẾT GIÚP NGƯỜI KHÁC ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU HỌ MUỐN nên Mike đã cống hiến đời mình để giúp người và năm 1974, một năm ế ẩm, mà anh cũng lãnh được hơn 60.000 đô la. Anh không bao giờ nghĩ mình thiếu khả năng và mọi người đều đồng ý là anh không có “bước chân khập khiễng của kẻ thua cuộc“. Mike luôn nghĩ, cuộc đời đã cho anh một “giỏ” đầy chanh nên anh cũng có thể pha chế cả bồn nước chanh.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.